Quan tâm đãi ngộ nhà giáo
Việc thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, tôn vinh, biểu dương những tấm gương nhà giáo tiêu biểu, có đóng góp tích cực hoặc có thành tích đột xuất, đặc biệt xuất sắc trong ngành Giáo dục trong thời gian qua đã tạo động lực, khơi dậy niềm tin cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
Một số địa phương có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, tay nghề cao tham gia giảng dạy, truyền nghề tại các cơ sở giáo dục như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Tuyên Quang, Bắc Ninh, An Giang, Lào Cai…
Nhìn chung, theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, các địa phương thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục, nhất là đối với giáo viên người dân tộc thiểu số, giáo viên đang công tác ở miền núi, các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; một số địa phương đã có chính sách hỗ trợ đối với giáo viên mầm non.
Đơn cử, Sở GD&ĐT Phú Thọ đã tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ 25,8 tỷ đồng để các huyện, thành thị bổ sung kinh phí chi trả lương hợp đồng và đóng bảo hiểm xã hội đối với 1.859 giáo viên mầm non.
So sánh số lượng giáo viên mầm non và phổ thông với năm học 2015-2016. Nguồn: Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, 2017 |
Bố trí giáo viên linh hoạt, tiết kiệm, hiệu quả
Hiện nay, các địa phương đã chủ động tham mưu UBND tỉnh sắp xếp lại tổ chức, bộ máy nhân sự của các cơ sở giáo dục theo hướng tinh gọn, phù hợp với từng địa phương, đơn vị, phù hợp với năng lực chuyên môn và vị trí việc làm, đáp ứng yêu cầu đổi mới; xây dựng kế hoạch biên chế, tuyển dụng giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục.
Cùng với đó, thực hiện việc rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý các cấp theo các tiêu chuẩn mới;
Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới cho cán bộ, giáo viên; tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thiện các tiêu chuẩn theo yêu cầu của hạng chức danh nghề nghiệp, đảm bảo việc thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Một số địa phương thực hiện tốt nội dung này như Hà Nội, Phú Thọ, Nam Định, Hà Nam, Bắc Kạn, Ninh Bình, Bắc Ninh, Đồng Tháp, Lai Châu, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu...
Đặc biệt, nhiều địa phương đã có phương án bố trí giáo viên, nhân viên trường học một cách linh hoạt, tiết kiệm, hiệu quả. Xây dựng Đề án vị trí việc làm, tổ chức chuyển xếp từ ngạch sang hạng cho giáo viên mầm non, phổ thông theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; đánh giá viên chức để rà soát, sàng lọc và tinh giản biên chế theo tinh thần của Nghị quyết số 39-NQ/TW của Trung ương và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
người mẹ thứ 2 |
Công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông theo Thông tư số 26/2015/TT-BGDĐT đã được nhiều địa phương tổ chức thực hiện đạt hiệu quả. Có thể đơn cử hoạt động hiệu quả của Trường CBQL giáo dục TP HCM trong duy trì hình thức tổ chức câu lạc bộ với Giám đốc Sở các tỉnh miền Nam (32 tỉnh /thành phố), bàn và tìm ra các nội dung, giải pháp trong việc bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới...
Về triển khai thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, một số địa phương đã thực hiện tốt như Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lào Cai, TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Huế, Bình Định, Hòa Bình, Phú Thọ...
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, như: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với đội ngũ nhà giáo và CBQL còn chưa đồng bộ, hiệu lực chưa cao; tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở một số địa phương;
Công tác tuyển dụng viên chức ngành giáo dục ở một số địa phương chưa bảo đảm đúng quy định; năng lực nghề nghiệp của một bộ phận giáo viên còn yếu, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới; một số cơ sở đào tạo giáo viên chưa chú trọng cho sinh viên thực hành nghề nghiệp...
Rà soát, sửa đổi các chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới; xây dựng chuẩn giảng viên sư phạm; tiêu chuẩn và quy trình lựa chọn giảng viên sư phạm chủ chốt, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông cốt cán, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý với trường sư phạm và trường phổ thông trong bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Ban hành và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; kế hoạch triển khai Quyết định số 732/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.