Những vấn đề Giáo dục nhận nhiều quan tâm của dư luận

GD&TĐ - Dịp Tết đến xuân về, Giáo dục tiếp tục nhận được sự quan tâm của xã hội với những thông tin nóng như công bố Dự thảo thông tư Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư Nhà nước; công bố chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới,…

Những vấn đề Giáo dục nhận nhiều quan tâm của dư luận
Thư chúc Tết, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi tới cô giáo dạy mình thời tiểu học.
Thư chúc Tết, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi tới cô giáo dạy mình thời tiểu học.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước viết thư tay chúc tết cô giáo thời tiểu học

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khiến cô giáo dạy học từ thời tiểu học của mình thực sự cảm động khi viết thư tay chúc tết cô với tình cảm ấm áp, giản dị.

Bức thư với những lời giản dị, mộc mạc được viết vào ngày 25/1/2019 (tức ngày 20 tháng Chạp) vừa qua của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã được cô giáo Phúc nhận với niềm vui mừng, cảm động và đầy tự hào về cậu học trò cũ.

Trong thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi lời kính thăm cô giáo cũ và gia đình. Ông kính chúc thầy cô sang năm mới sức khỏe, trường thọ, an khang, mọi việc hanh thông, tốt đẹp, có nhiều niềm vui mới.

Trong phần tái bút, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trân trọng viết: "Em vẫn giữ mãi những kỷ niệm sâu sắc, không bao giờ phai mờ trong những năm tháng được cô dạy bảo".

Cô giáo Đặng Thị Phúc (nay 86 tuổi) là giáo viên tiểu học của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Sau khi học xong sư phạm, cô Phúc về xã Mai Lâm, Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội) dạy học.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chúc tết nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình
 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chúc tết nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình

Nguyên lãnh đạo cấp cao gửi gắm niềm tin vào ngành GD

Trong tuần, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đến thăm, chúc tết nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thị Bình.

Trao đổi với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho rằng, làm giáo dục là việc khó nên muốn đạt được thành quả cần phải có quyết tâm và sự kiên trì, nhẫn nại.

Dành sự ưu tiên đặc biệt cho đội ngũ giáo viên, nguyên Phó Chủ tịch nước mong rằng, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ sẽ quan tâm tham mưu và chỉ đạo tạo cơ chế, chính sách phù hợp cho nhà giáo, đảm bảo phát triển đội ngũ nhà giáo cả về số lượng và chất lượng, chăm lo tạo động lực để nhà giáo yên tâm cống hiến cho sự nghiệp trồng người.

Chia sẻ với nguyên Phó Chủ tịch nước, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành, đặc biệt năm 2019 sẽ là năm ngành Giáo dục quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm giảm áp lực và tạo động lực cho giáo viên, đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện về đội ngũ giáo viên để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Gửi lời chúc mừng nhân dịp năm mới tới nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ mong rằng, sẽ tiếp tục nhận được những tư vấn, góp ý của nguyên Phó Chủ tịch nước đối với các chính sách, nhiệm vụ của ngành, trong đó có các chính sách, nhiệm vụ liên quan đến nhà giáo, đảm bảo xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Sẽ siết chặt hơn việc xét công nhận giáo sư

Bộ GD&ĐT vừa công bố Dự thảo thông tư Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở.

Thông tư mới được xây dựng sẽ thay thế Thông tư 25/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước (HĐGSNN), các Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành (HĐGSN) và Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở (HĐGSCS) và Thông tư 05/2014/TT-BGDĐT ngày 28/2/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐGSNN, HĐGSN, HĐGSCS.

Dự thảo lần này đưa thêm điều khoản tăng cường công tác thanh, kiểm tra siết chặt việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.

Theo dự thảo, Thanh tra Bộ GD&ĐT cũng được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ chức năng thuộc Bộ thanh tra, kiểm tra hoạt động xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS của các Hội đồng. Cùng đó, giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Dự thảo cũng bổ sung thêm việc xử lý các vi phạm.

Lý lịch khoa học sẽ được công bố công khai: Thay đổi lớn nhất nằm ở các nội dung về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng các cấp.

Điểm mới nhất trong dự thảo lần này có lẽ là việc danh sách thành viên HĐGSNN/ HĐGSN và bản tóm tắt lý lịch khoa học của các thành viên sẽ được công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của HĐGSNN để mọi người được biết.

Dự thảo lần này quy định ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS thì trong nhiệm kỳ đó không tham gia HĐGSNN.

Thay vì trước đây cho phép trong trường hợp ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS là thành viên của HĐGSN thì không tham gia phần trao đổi, thảo luận, đánh giá về hồ sơ của mình, nhưng vẫn được quyền tham gia bỏ phiếu tín nhiệm.

Trong Dự thảo cũng không còn quy định với thành viên HĐGSN đủ sức khỏe và thời gian để thực hiện nhiệm vụ của HĐCDGS ngành; tuổi của thành viên HĐGSN tính đến thời điểm được bổ nhiệm đối với thành viên có chức danh PGS không quá 67 tuổi, đối với thành viên có chức danh GS không quá 70 tuổi.

Công bố chương trình Giáo dục phổ thông mới

Bộ GD&ĐT vừa công bố chương trình Giáo dục phổ thông mới. Theo đó, việc đào tạo từ cấp Tiểu học đến THPT sẽ có nhiều thay đổi theo yêu cầu mới là phát huy năng lực, toàn diện cho học sinh và tác động rất lớn đến hàng triệu học sinh, gia đình.

Tuy nhiên, để thực hiện tốt nhiệm vụ của chương trình mới thì các địa phương cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường lớp, sách giáo khoa...

Tuyển sinh ĐH 2019: Điều chỉnh nhằm tuyển sinh chặt chẽ, chất lượng, công bằng, hiệu quả

Tuyển sinh 2019: Không chỉ sư phạm mới có "điểm sàn" - Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH hệ chính quy; tuyển sinh CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy. Nhìn chung, theo ghi nhận ban đầu, những điểm mới dự kiến sửa đổi nhận được sự đồng thuận của cơ sở giáo dục ĐH.

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH hệ chính quy; tuyển sinh CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy. Nhìn chung, theo ghi nhận ban đầu, những điểm mới dự kiến sửa đổi nhận được sự đồng thuận của cơ sở giáo dục ĐH.

Chia sẻ về những điểm mới của dự thảo, TS Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) cho biết: Nhìn chung, quy chế tuyển sinh 2019 được giữ ổn định như hai năm trước; chỉ có một số nội dung nhỏ được điều chỉnh để phù hợp với Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH mới được ban hành và để điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong năm 2018 để việc tuyển sinh ngày càng chặt chẽ, chất lượng, công bằng, hiệu quả.

Một trong những nội dung được điều chỉnh trong quy chế tuyển sinh là: Các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, Bộ GD&ĐT sẽ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xây dựng phương án xét tuyển.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào gồm hai nội dung:

Thứ nhất: Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của các trường/ngành xét tuyển từ điểm thi THPT quốc gia: Căn cứ vào kết quả của kỳ thi, tương quan chênh lệch giữa các vùng, miền, ngành đào tạo (nếu thấy cần thiết) và đề xuất của Hội đồng tư vấn... Bộ GD&ĐT sẽ quyết định sau khi có kết quả thi THPT quốc gia

Thứ 2: Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của các trường/ngành xét tuyển từ kết quả học tập THPT (xét điểm học bạ): tuyển sinh học sinh tốt nghiệp THPT, có học lực lớp 12 xếp loại giỏi đối với các ngành: Y khoa, Y học cổ truyền, Răng hàm mặt; tuyển sinh học sinh tốt nghiệp THPT, có học lực lớp 12 xếp loại khá đối với các ngành còn lại.

Cũng theo TS Nguyễn Thị Kim Phụng, trong thời gian qua, một số ý kiến cho rằng phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi/khá mới được đăng ký xét tuyển vào các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề là chưa hiểu đúng nội dung dự kiến sửa đổi Quy chế tuyển sinh. Nếu các em chưa xếp loại giỏi/khá, các em có thể đăng ký xét tuyển vào các ngành này theo hình thức xét điểm thi THPT quốc gia. Hàng năm, các trường vẫn dành phần lớn chỉ tiêu để xét tuyển từ điểm thi THPT quốc gia.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.