Giáo dục truyền thống lịch sử qua hiện vật ngay tại trường

GD&TĐ - Qua mỗi hiện vật, Trường THPT Quang Trung mong muốn học sinh được hiểu hơn về truyền thống lịch sử của cha ông ta qua các thời kỳ.

Hình ảnh những bác nông dân quần nâu áo vải, vai mang các vật dụng quen thuộc của nhà nông như cày, bừa, liềm, cuốc... được học sinh Trường THPT Quang Trung tái hiện sinh động tại Bảo tàng truyền thống ngay trong khuôn viên trường.
Hình ảnh những bác nông dân quần nâu áo vải, vai mang các vật dụng quen thuộc của nhà nông như cày, bừa, liềm, cuốc... được học sinh Trường THPT Quang Trung tái hiện sinh động tại Bảo tàng truyền thống ngay trong khuôn viên trường.

Là ngôi trường tư thục của huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đi vào hoạt động đến nay đã được 16 năm, Trường THPT Quang Trung đang có nhiều giải pháp đa dạng để củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đặc biệt, nơi đây có lẽ là ngôi trường hiếm hoi xây dựng dựng hẳn một "bảo tàng truyền thống" để giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc cho học sinh.

Trao đổi với Báo Giáo dục và Thời đại, thầy Đoàn Văn Thoại - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THPT Quang Trung cho biết, lúc mới thành lập trường năm 2006, mọi thứ còn thiếu thốn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của thầy và trò, cùng sự quan tâm, chia sẻ của chính quyền các cấp, bà con nhân dân nên đến nay, điều kiện cơ sở vật chất nhà trường đã dần hoàn thiện. Trong đó, việc xây dựng bảo tàng truyền thống cộng với hai phòng trưng bày các hiện vật, hình ảnh về Lịch sử, Văn học cũng là một trong những điểm nhấn của trường.

Cũng theo thầy Thoại, để xây dựng được bảo tàng thì các cán bộ, giáo viên đã dành nhiều thời gian, công sức để đi sưu tầm, tìm hiểu, lựa chọn hình thức trưng bày trước khi đầu tư xây dựng hoàn thiện. Mô hình bảo tàng truyền thống của trường được xây dựng đơn giản, thoáng mát, tại khu vực khá yên tĩnh. Hai căn nhà cổ

Phía trước ngôi nhà được bảo vệ bằng lưới thép, học sinh đứng bên trong hoặc bên ngoài đều có thể trông thấy rõ hiện vật. Những vật nặng như cối đá, trục lăn được xếp gọn gàng bên ngoài, ngay cạnh lối đi. Bên trong trưng bày từng gian theo chủ đề, có lời thuyết minh và chú thích rõ ràng.

Nổi bật nhất là các vật dụng: Cối xay thóc, cối giã gạo, cối xay bột, đòn xóc, đòn gánh, xẻng, cuốc, cày, bừa, gầu giai, gầu sòng, néo đập lúa, thúng mủng, dần, sàng, nong, nia, quang gánh, xe thồ cổ… Trên tường được treo những bức ảnh lớn về nạn đói năm 1945, kéo cày thay trâu, lán học thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Dưới đây là một số hình ảnh được chúng tôi ghi lại:

Những vật dụng từ thời xưa cũ được tập hợp theo từng nhóm để giới thiệu đến học sinh.

Những vật dụng từ thời xưa cũ được tập hợp theo từng nhóm để giới thiệu đến học sinh.

Hình ảnh về những lớp học thời phong kiến và chiến tranh.

Hình ảnh về những lớp học thời phong kiến và chiến tranh.

Hình ảnh những chiếc tem phiếu cũng thời bao cấp cùng một số vật dụng, giấy tờ, tiền tệ trước đây.

Hình ảnh những chiếc tem phiếu cũng thời bao cấp cùng một số vật dụng, giấy tờ, tiền tệ trước đây.

Cô giáo giới thiệu về một tác phẩm văn học kinh điển của nền Văn học Việt Nam - tác phẩm Chí phèo của nhà văn Nam Cao.

Cô giáo giới thiệu về một tác phẩm văn học kinh điển của nền Văn học Việt Nam - tác phẩm Chí phèo của nhà văn Nam Cao.

Hình ảnh minh họa về những vật dụng từ những năm trước 1945.

Hình ảnh minh họa về những vật dụng từ những năm trước 1945.

Cô trò cùng nhau tìm hiểu về những vật dụng xưa cũ để hiểu hơn về văn hóa, truyền thống cha ông.

Cô trò cùng nhau tìm hiểu về những vật dụng xưa cũ để hiểu hơn về văn hóa, truyền thống cha ông.

Chiếc hái dùng để gặt lúa là thứ không phải cô cậu học trò nào cũng biết cách sử dụng.

Chiếc hái dùng để gặt lúa là thứ không phải cô cậu học trò nào cũng biết cách sử dụng.

Những chiếc mũ rơm mà học sinh miền Bắc thường sử dụng trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975).

Những chiếc mũ rơm mà học sinh miền Bắc thường sử dụng trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975).

Một số vật dụng mà bộ đội ta tái chế từ vật liệu có sẵn ngay tại chiến trường cùng bức ảnh chụp Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Một số vật dụng mà bộ đội ta tái chế từ vật liệu có sẵn ngay tại chiến trường cùng bức ảnh chụp Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Chiếc ấm đất nung, cái niễn, đèn măng xông và bộ mâm bát của thời bao cấp được xuất hiện trong phòng Văn - Sử - Địa.

Chiếc ấm đất nung, cái niễn, đèn măng xông và bộ mâm bát của thời bao cấp được xuất hiện trong phòng Văn - Sử - Địa.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Nam Định đã tới thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động khi bảo tàng mới được xây dựng.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Nam Định đã tới thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động khi bảo tàng mới được xây dựng.

Học sinh được trải nghiệm cảm giác sử dụng đá kéo lúa thời xưa và tỏ ra khá thích thú.

Học sinh được trải nghiệm cảm giác sử dụng đá kéo lúa thời xưa và tỏ ra khá thích thú.

Được trực tiếp trải nghiệm sử dụng những vật dụng tưởng chừng chỉ biết qua phim ảnh, sách vở khiến các em học sinh rất hào hứng.

Được trực tiếp trải nghiệm sử dụng những vật dụng tưởng chừng chỉ biết qua phim ảnh, sách vở khiến các em học sinh rất hào hứng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.