Cân bằng sự nông sâu của chương trình
Đánh giá về môn học Giáo dục Thể chất trong chương trình mới, ông Mile Zen, môn Giáo dục Thể chất được thiết kế theo cấu trúc “vừa đồng tâm, vừa tuyến tính” phù hợp với tâm - sinh lý lứa tuổi và quy luật phát triển thể lực của học sinh, đồng thời chương trình môn học mang tính mở, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng của bản thân và điều kiện của nhà trường.
Mục tiêu của chương trình mới là có thể phát huy năng lực sáng tạo, phẩm chất cá nhân của học sinh, đây được xem là xu thế phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Ông Mile Zen cho rằng, thực tế để HS có tính sáng tạo là quá trình phức tạp, đó là 1 hành trình rất dài và không dễ. Tuy nhiên, nếu trong thời gian tới, khi thực hiện chương trình mới, các em sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ năng đó, sẽ rất tốt để đáp ứng nhu cầu của thời đại.
Chương trình trước đây nội dung chương trình khá hẹp. Trong chương trình mới, chương trình môn học mang tính mở, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng của bản thân và điều kiện của nhà trường. Tuy nhiên, khi mở ra nhiều thì nhiều vấn đề sẽ “nông”, vì thế sẽ luôn luôn có thách thức làm thế nào để cân bằng sự nông sâu của chương trình với độ phủ của nó.
Giáo viên phải đổi mới phương pháp
Hiện nay, có ý kiến lo ngại về Chương trình phổ thông mới quy mô sĩ số quá lớn, ông Mile Zen cho rằng, đối với lớp học quy mô lớn, thay vì học sinh giao tiếp trực tiếp với giáo viên có thể chia nhóm để học sinh giao tiếp với nhau.
Trên thực tế, để giải quyết vấn đề này thì giáo viên phải có kỹ thuật, có nhiều kinh nghiệm, vì thế phải mất rất nhiều thời gian để đào tạo GV để có thể có những kỹ năng như thế.
Việc đổi mới phương pháp dạy học Giáo dục Thể chất theo hướng tiếp cận năng lực là trọng tâm của chương trình. Việc đổi mới phương pháp cũng đặt ra những yêu cầu đối với giáo viên như: Giáo viên đóng vai trò thiết kế, tổ chức, cố vấn, trọng tài, hướng dẫn hoạt động tập luyện cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự mình trải nghiệm, tự phát hiện bản thân và phát triển.
Ông Mile Zen, chuyên gia quốc tế về GD thể chất đến từ Mỹ |
Giáo viên sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh một cách hợp lý, kết hợp các loại dụng cụ, trang thiết bị phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, chú trọng sử dụng hiệu quả các thành tựu của công nghệ thông tin, phương tiện nghe nhìn thông qua các tranh ảnh kỹ thuật, video clip... để tạo nên giờ học sinh động, hấp dẫn và hiệu quả.
Tuy nhiên, theo ông Mile Zen cho rằng, với lớp học có quy mô lớn vẫn là vấn đề khó. Việc nói rằng có kỹ thuật khác nhau dạy lớp học có quy mô lớn không phải là lập luận tốt để duy trì lớp quy mô lớn. Chẳng hạn khi dạy môn Thể dục, ở tiểu học quy mô đến 60 người thực sự là vấn đề lớn.
Ông Mile Zen cho rằng, thực tế để HS có tính sáng tạo là quá trình phức tạp, đó là 1 hành trình rất dài và không dễ. Tuy nhiên, nếu trong thời gian tới, khi thực hiên chương trình mới, các em sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ năng đó, sẽ rất tốt để đáp ứng nhu cầu của thời đại.
Theo dự thảo chương trình, giáo dục thể chất là môn học liên quan chủ yếu tới sự vận động của cơ thể, trong suốt quá trình học tập và rèn luyện; đặc thù riêng của môn học là cần dụng cụ để tập luyện các môn như bóng rổ, bóng chuyền, bóng ném, bóng đá, bóng bàn, cầu lông, đá cầu, võ, điền kinh... kèm theo là nhà tập hoặc sân tập cho các môn thể thao...Vì vậy, cần phải có những thiết bị tối thiểu để phục vụ cho công tác giảng dạy và tập luyện là hết sức cần thiết đối với các địa phương.
Giúp học sinh bắt nhịp với sự thay đổi của thế giới
Hiện nay, đứng trước sự thay đổi chương trình và sách giáo khoa mới, không chỉ ở Việt Nam, phụ huynh và giáo viên lo lắng mà đó là sự lo lắng chung của các nước trên thế giới.
Ông Mile Zen ví von sự thay đổi này bằng việc ông đưa ra một bức tranh, trong đó khi hỏi “Ai thích sự thay đổi?” (thì ai cũng giơ tay), nhưng khi hỏi: “Ai sẽ thay đổi” thì không ai dám giơ tay.
Ông Mile Zen cho rằng, bản thân SGK phản ánh nội dung của ngay chính thời đại đó. Khi bối cảnh xã hội thay đổi, SGK buộc phải thay đổi theo. Tuy nhiên, thường những người cũ đã quen sách cũ, hiểu được sách cũ rồi nên ngại thay đổi. Thực chất, thay đổi SGK để phù hợp với thời đại, việc này bắt buộc họ phải làm quen.
Đối với giáo viên, khi thay đổi SGK mới, họ cũng phải đổi nên thường có tâm lý phản đối. Với SGK cũ, họ cảm thấy tự tin vì đã dạy theo sách đó rồi, khi đổi SGK họ phải làm quen với những kiến thức mới, đôi khi giáo viên phải học lại, tìm hiểu vì thế họ phản đối. Tuy nhiên khi cái cũ không còn phù hợp nữa, việc thay đổi là điều cần thiết.
Thế giới này đang thay đổi rất nhanh, do đó chúng ta có thể tưởng tượng trong 300 năm tới, mình quay lại thời điểm hiện nay, có thể thậm chí mình ngạc nhiên tại sao lại tồn tại những tòa nhà, những cao ốc như vậy. Điều quan trọng giúp cho học sinh thay đổi là bắt kịp với nhịp sống mới.