Do đó việc giáo dục về tài nguyên, môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi là vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra làm thế nào để trẻ dễ dàng nhận biết và tiếp thu hiệu quả những bài học về tài nguyên môi trương biển đảo?!
Theo sáng kiến kinh nghiệm của cô Lê Thị Kim Dung – Giáo viên Trường mầm non Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội), nên phối hợp nhiều phương pháp trong việc giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ để trẻ từ chỗ làm quen, nhận biết đến hình thành ý thức bảo vệ tài nguyên biển, đảo.
Được biết, cô Dung là một giáo viên dạy giỏi cấp thành phố và là một trong số ít giáo viên của Hà Nội vinh dự được tham dự Liên hoan giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non toàn quốc được tổ chức hồi tháng 5 vừa qua.
Phương pháp trò chuyện
Kinh nghiệm của cô Dung là: Tận dụng mọi thời điểm để trò chuyện với trẻ như: Giờ đón, trả trẻ; thời điểm chuyển tiếp giữa các hoạt động; khi chăm sóc trẻ hay làm một số công việc hàng ngày tại lớp.
Theo cô Dung, giáo viên có thể dùng phương pháp trò chuyện (dùng lời) nhằm truyền đạt thông tin, thu nhận thông tin từ trẻ. Đồng thời khích lệ trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ cảm xúc. Từ đó giáo dục ý thức, hành vi, thói quen bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
Đề thực hiện phương pháp này, giáo viên có thể đàm thoại, trò chuyện, kể chuyện, đọc thơ hoặc là giải thích cho trẻ.
Các câu hỏi của cô giáo đưa ra cần chính xác, rõ ràng đơn giản dễ hiểu với trẻ. Nếu trẻ nêu câu hỏi, tô kiên nhẫn trả lời, giải thích các thắc mắc của trẻ một cách nhẹ nhàng, rõ ràng, dễ hiểu, đúng từ, đúng câu.
Co Dung dẫn giải Ví dụ: Tôi trò chuyện và hỏi trẻ: Con đã được đi dụ lịch ở những bãi biển, hòn đảo nào? Biển, đảo đó ở tỉnh/thành phố nào? Ở biển có những gì? Những phương tiện giao thông nào đi lại trên biển? Con có được tắm biển không? Con thấy sóng biển như thế nào? Mọi người đã làm gì khi ở biển…
Ngoài ra, để giúp trẻ nhận ra những việc làm tốt, những việc làm không tốt, việc nào nên và không nên làm, kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, giáo viên có thể kể những câu chuyện như: Cây bàng tròn, San hô chết, Những công dân nhỏ tuổi, Chú bộ đội Trường Sa…
Mục đích là để thông qua những câu chuyện đó, trẻ hiểu thêm các đặc điểm của các con vật, cây cối trên đảo và công việc của những chú bộ đội canh giữ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
“Khi kể, giáo viên cố gắng giải thích chậm rãi cho trẻ và cần phải rõ ràng, chính xác; kiên nhẫn lắng nghe trẻ nói, không tỏ ra khó chịu khi trẻ nói không đúng hoặc hỏi nhiều. Không nhắc lại những câu, từ trẻ nói sai và gợi ý để trẻ nói lên suy nghĩ của mình trước những điều trẻ đã nghe hoặc là nhìn thấy” – Cô Dung chia sẻ.
Giúp trẻ mầm non hiểu hơn về môi trường biển, hải đảo thông qua các hoạt động trò chơi |
Phương pháp thực hành, trải nghiệm
Theo cô Dung, phương pháp này, giáo viên có thể đưa ra các tình huống có vấn đề giúp kích thích tính sáng tạo của trẻ, tạo cơ hội để trẻ sử dụng những kinh nghiệm đã có vào việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống của trẻ.
Chẳng hạn như: Trong khi trò chuyện với trẻ, giáo viên đưa ra các tình huống giả định: Điều gì sẽ xảy ra nếu môi trường biển, đảo bị ô nhiễm ngày càng nặng? Khi ra biển chơi thấy có nhiều rác ở đó con sẽ làm gì? Nếu thấy một bạn nhỏ đang vứt rác ra biển, con sẽ nói gì với bạn.
Trên cơ sở câu trả lời của trẻ, giáo viên trò chuyện giải thích để trẻ hiểu tại sao cần tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo.
Vì như vậy biển, hải đảo sẽ sạch, đẹp không bị ô nhiễm, con người có thể đi đến nhiều các khu du lịch để tham quan, nghỉ ngơi, tắm mát mà không sợ bị bẩn, các loại động thực vật trên biển sẽ không bị chết mà sinh sôi, phát triển cung cấp nhiều thức ăn dưỡng chất và nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh cho con người.
Phương pháp trò chơi
Trò chơi được xem là một phương tiện giáo dục giúp trẻ dễ tiếp thu nhất đồng thời giúp trẻ củng cố, chính xác hoá các biểu tượng, phát triển ngôn ngữ và hình thành các biểu tượng mới, rèn luyện con người nâng cao phẩm chất và hình thành nhân cách, xây dựng đức tính tốt.
Trò chơi được xem là kỹ năng, là nhu cầu không thể thiếu trong các sinh hoạt và hoạt động tập thể với trẻ mầm non hiện nay.
Trong quá trình dạy trẻ, cô Dung luôn chú ý sử dụng phương pháp trò chơi để kích thích trẻ phát huy tính tích cực, sáng tạo nhờ các tình huống chơi hấp dẫn.
Ví dụ: Trò chơi “tinh mắt, nhanh tay”. Mục đích là giúp trẻ nhận biết được tên gọi, vị trí địa lý của một số bãi biển, đảo ở một số tỉnh, thành.
Cô Dung - cho biết: Với trò chơi này, tôi chuẩn bị 2 bản đồ Việt Nam; 10 chiếc vòng thể dục hoặc chạy tiếp sức; một số mảnh giấy màu xanh nước biển (tượng trưng cho biển), màu nâu (tượng trưng cho đảo, quần đảo), hồ dán; đàn nhạc v.v…
Cách chơi: Có đội chơi đứng trước những chiếc vòng đã được xếp nối tiếp nhau trước bản đồ. Cô giáo bật nhạc, trẻ bắt đầu chơi.
Từng trẻ ở hai đội lần lượt bật nhảy liên tiếp qua 5 chiếc vòng, nên chọn những mảnh giấy màu xanh nước biển dán vào vị trí tỉnh có biển. mảnh giấy màu nâu vào vị trí tỉnh có đảo hoặc quần đảo.
Dán xong để trẻ về vị trí để các bạn khác trong đội tiếp tục lên chơi. Hết bản nhạc cả hai đội đều dừng lại.
Sau đó, cô và trẻ cũng kiểm tra kết quả bằng cách: Cô chỉ vào tỉnh/thành phố trẻ dán trên bản đồ, trẻ nói được tên biển hoặc tên đảo/quần đảo của tỉnh đó. Ví dụ: Cô chỉ vào thành phố Đà Nẵng, trẻ đọc Đà Nẵng có bãi biển Đà Nẵng và quần đảo Hoàng Sa.