Giảm thiểu tổn thương thể chất, tinh thần cho trẻ lan tỏa phổ tự kỷ

GD&TĐ - Ngày 9/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo 'Phát hiện sớm, can thiệp giáo dục sớm trẻ rối loạn lan tỏa phổ tự kỷ ở tuổi mầm non'.

Quang cảnh Hội thảo.
Quang cảnh Hội thảo.

Hội thảo do Hiệp hội vì giáo dục cho mọi người Việt Nam (VAEFA) và Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người (IPD) tổ chức với sự tham gia của đại diện Bộ LĐTB&XH, Bộ GD&ĐT và nhiều chuyên gia hỗ trợ, can thiệp trẻ tự kỷ trên cả nước.

NGND, PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người (IPD), Phó Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam cho biết: Đặc trưng của người có rối loạn phổ tự kỷ bao gồm khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ cùng với những hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại. Với một trẻ tự kỷ, sinh hoạt quy định hằng ngày có thể không được thực hiện.

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn chưa tìm được nguyên nhân xác thực vì sao một đứa bé sinh ra hoàn toàn bình thường, tay chân lành lặn lại mắc rối loạn phổ tự kỷ.

NGND, PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Huyền Thanh.
NGND, PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Huyền Thanh.

Rối loạn lan tỏa phổ tự kỷ đang có tỷ lệ mắc cao trên toàn thế giới. Những nghiên cứu ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ chỉ ra tỷ lệ người mắc rối loạn phổ tự kỷ có tỷ lệ trung bình là 1% dân số. Nghiên cứu ở Hàn Quốc báo cáo tỷ lệ này lên tới 2,6 dân số.

Tại Việt Nam, hiện chưa có số liệu thống kê chính thức về số lượng người mắc chứng tự kỷ ở trong nước. Theo thống kê của ngành Giáo dục Hà Nội, tự kỷ là khuyết tật có tỷ lệ cao nhất ở trường học, chiếm 30% số trẻ mắc các khuyết tật học đường, nhưng con số đó chưa nói lên hết thực trạng, vì còn rất nhiều trẻ tự kỷ không thể đến trường.

Hội thảo nhằm hướng tới mục đích: Nâng cao nhận thức của giáo viên và cha mẹ trong việc phát hiện sớm, can thiệp giáo dục sớm trẻ tự kỷ ở tuổi mầm non nhằm giảm thiểu tổn thương về thể chất, tinh thần cho trẻ trong quá trình triển khai.

Tăng cường hợp tác giữa trường mầm non và các cơ sở can thiệp để phát hiện sớm, can thiệp giáo dục sớm trẻ tự kỷ có hiệu quả.

Chia sẻ các bài học kinh nghiệm, khó khăn thách thức trong phát hiện sớm, can thiệp giáo dục sớm với trẻ mầm non có rối loạn lan tỏa phổ tự kỷ và xây dựng các khuyến nghị để đảm bảo chất lượng và bình đẳng trong giáo dục đối với trẻ tự kỷ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.