Giải pháp xây dựng trường Mầm non hạnh phúc, nói không với bạo hành trẻ em

GD&TĐ - Hiện, có nhiều nguyên nhân bạo hành ở trẻ em từ phía gia đình, nhà trường, xã hội. Giải pháp nói không với bạo hành trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non được các giáo viên, nhà quản lý của trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương đặt vấn đề trong các cuộc hội thảo về chủ đề này.

Giải pháp xây dựng trường Mầm non hạnh phúc, nói không với bạo hành trẻ em

Trong tháng 4, trường Mầm non thực hành Hoa sen (trực thuộc trường CĐSP Mẫu giáo TW) đã tổ chức buổi tọa đàm nói không với bạo hành trẻ em, xây dựng trường mầm non hạnh phúc cho hàng trăm giáo viên của các tỉnh Quảng Ninh, Phú Thọ, Thái Bình, Lạng Sơn đến tham quan, học hỏi.

Theo đó, giải pháp nói không với bạo hành trẻ em ở các cơ sở mầm non phải được thống nhất, quyết liệt từ các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương, các nhà trường, giáo viên, phụ huynh và với cộng đồng xã hội.

Đối với các cấp quản lý 

Đối với các cấp quản lý từ Trung ương đến địa phương, cần ban hành các văn bản xác định trách nhiệm của giáo viên, gia đình, xã hội, cộng đồng trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

Nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp, chú trọng bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cho giáo viên mầm non (GVMN).

Ngành giáo dục cần có những giải pháp giải tỏa sức ép đối với GVMN như loại bỏ bệnh thành tích trong giáo dục; có biện pháp nâng cao thu nhập cải thiện tiền lương và chính sách ưu đãi đối với GVMN.

Đồng thời, cần quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động của các trường, nhóm lớp tư thục và kiên quyết giải thế các trường mầm non không đủ điều kiện và theo các quy định của ngành về diện tích lớp học, sĩ số, giáo viên và các điều kiện an toàn phòng học…

Đối với nhà trường và các cơ sở GDMN

Cần chú trọng khâu tuyển chọn giáo viên. Họ phải là người có trình độ chuyên môn theo chuẩn nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức tốt mới có thể trụ được với nghề. Nếu không yêu trẻ, yêu công việc sẽ gây ra những hệ lụy đáng tiếc.

Thực hiện nghiêm túc các quy định về quy tắc ứng xử tới cán bộ quản lý, GV, nhân viên, người lao động trong nhà trường, nâng cao đạo đức nhà giáo.

Đồng thời, trường cũng cần xây dựng môi trường làm việc tích cực, không tạo áp lực cho giáo viên, có biện pháp nâng cao thu nhập cho GV để họ gắn bó với nghề.

Về vấn đề này, TS. Nguyễn Thị Thanh – Hiệu trưởng trường Mầm non Thực hành Hoa sen (CĐ Mẫu giáo Trung ương) nhấn mạnh: “Ban giám hiệu, BCH Công đoàn nhà trường nên đi sâu, đi sát vào đời sống của GV, nắm bắt được những vấn đề ở trường và cả những thông tin về hoàn cảnh gia đình để có giải pháp ngăn chặn, phòng chống bạo hành có thể xảy ra.

Đồng thời, nhà trường cũng cần xây dựng hệ thống trao đổi thông tin giữa gia đình và nhà trường để phụ huynh yên tâm gửi con, tạo điều kiện về tài chính và thời gian cho GV tham gia những khóa học chuyên sâu, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và cập nhật thông tin về phòng chống Bạo hành trẻ em”.

Đối với giáo viên mần non

GV đã xác định lựa chọn yêu nghề, nuôi dạy chăm sóc trẻ bằng cái tâm của người mẹ đối với con, yêu thương trẻ như con của mình. Hãy học nghề một cách nghiêm túc để xứng đáng là một kỹ sư tâm hồn trước khi hành nghề.

GV đã xác định lựa chọn yêu nghề, nuôi dạy chăm sóc trẻ bằng cái tâm của người mẹ đối với con, yêu thương trẻ như con của mình. Hãy học nghề một cách nghiêm túc để xứng đáng là một kỹ sư tâm hồn trước khi hành nghề.

Tự rèn luyện và bồi dưỡng kỹ năng kiểm soát tâm lý, kiềm chế khi nóng giận, chú trọng bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cho nhân viên, giáo viên mầm non.

Trong quá trình làm việc thấy quá tải hoặc căng thẳng trao đổi ngay với đồng nghiệp, các cấp quản lý để tìm hướng giải quyết.

Giáo viên cũng cần thường xuyên trao đổi, liên lạc, thông tin với phụ huynh để phụ huynh hiểu con của mình, hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc – giáo dục trẻ tại nhà, để phụ huynh không tạo áo lực cho GV.

Đối với phụ huynh học sinh

Khi chọn trường cho con, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ về cơ sở vật chất, chương trình học và hoạt động ngoại khóa của Nhà trường và các cô giáo. Phụ huynh không nên tạo áp lực cho GV, đặc biệt khi mới đi học trẻ có thể sẽ bị ốm, bị sút cân do thay đổi môi trường sống và giờ giấc sinh hoạt. Do đó, cha mẹ hãy cho con và các cô có thời gian để thích nghi.

Phụ huynh cũng không nên quá chú trọng việc tăng cân của con mà gây áp lực với nhà trường, đến nỗi các cô phải ép con ăn bằng mọi giá, cũng không nên so sánh sự tiếp thu của các bạn trong lớp với nhau.

Ngoài các yếu tố trên, cộng đồng xã hội cũng là nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng một trường mầm non hạnh phúc, không có bạo hành.

Cần tăng cường tuyên truyền, quản lý, thực hiện đầu mối các thông tin, thông báo, tố giác các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, chủ động thông báo, phối hợp với tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (111) trong việc tư vấn, can thiệp, hỗ trợ trẻ em bị bạo hành.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.