Tuy nhiên, bước đầu, có thể chú trọng tới một số phương án:
Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tri thức
Xây dựng hệ thống các nội dung, tiêu chí cụ thể của phương châm “tinh tế trong ứng xử - tự tin trong chuyên môn – chủ động trong giao tiếp”.
Giáo dục trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các môn khoa học cơ bản Triết học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tâm lý học, Giáo dục học, Kỹ năng sống, Mỹ học,…
Tổ chức tuyên truyền
Tích cực tuyên truyền, đẩy mạnh hình thức vận động tập thể tiếp thu nội dung trục giá trị.
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như bangzon, pano, áp phích; đăng tải tin tức trên các phương tiện truyền thông như website, báo chí, truyền hình.
Tuyên truyền các vấn đề hệ giá trị trong các sự kiện, hoạt động của đơn vị, cơ sở Đoàn.
Tổ chức hành động
Đổi mới nội dung và hình thức tất cả các hoạt động truyền thống của đoàn trường.
Tổ chức diễn đàn cho sinh viên trao đổi về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của những giá trị được nêu trong slogan.
Đưa các giá trị mới vào làm nội dung sinh hoạt chi đoàn hàng tháng. Các chi đoàn có thể đăng kí tổ chức sinh hoạt mẫu, tiến hành ghi hình làm tư liệu sử dụng cho các buổi sinh hoạt tập thể lớn hơn.
Hỗ trợ các câu lạc bộ (CLB) đang sinh hoạt trong Trường tổ chức biểu diễn những nội dung liên quan đến chủ đề giá trị mới và tuyển thêm thành viên thông hoạt động biểu diễn này.
Hỗ trợ thành lập CLB nghiên cứu khoa học tại các cơ sở Đoàn; tranh thủ trao đổi kinh nghiệm với các liên chi đoàn (LCĐ) đã có mô hình hoạt động hiệu quả.
Tăng cường tổ chức chương trình giao lưu snh viên giữa các LCĐ (do các LCĐ tự đề xuất), nhấn mạnh tính giá trị trong các chương trình này.
Tổ chức chương trình giao lưu giữa các đơn vị đoàn trong và ngoài trường.
Mời chuyên gia nói chuyện, trao đổi với sinh viên về các chủ đề xung quanh hệ quá trị. Trước đó, cần khảo sát ý kiến sinh viên trên các phương tiện truyền thông về những chủ đề sinh viên quan tâm hoặc còn quan ngại.
Với Trường ĐHSP, ThS Lê Xuân Quang cho biết, các hoạt động của Đoàn trường đều nhấn mạnh slogan trong tiêu chí hoạt động, làm cho mọi sinh viên đều “thuộc lòng” slogan này.
Trường cũng phát động cuộc thi viết về suy nghĩ của sinh viên với hệ giá trị mới (đa dạng hình thức và nội dung như cuộc thi ảnh, nhạc, bài viết, tấm gương...); phát động các phong trào Hoạt động vì cộng đồng; khởi động lại chương trình “Ngày thứ 7 xanh”.
Đồng thời, tổng hợp và xuất bản các cẩm nang bỏ túi cho sinh viên về hệ giá trị mới; thực hiện tuyển tập “HNUE confession” với những câu chuyện ý nghĩa và chân thực.
Các giải pháp này cần được tiến hành đồng bộ, có quy trình và kế hoạch cụ thể, triển khai nhịp nhàng giữa các cấp cơ sở Đoàn để đạt được hiệu quả tối ưu.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là chủ trương đúng đắn cần được triển khai sâu rộng và một trong những kết quả mong đợi của chủ trương này nằm ở chính nhân tố con người.
Sinh viên sư phạm - các thầy cô giáo tương lai - là đối tượng cần được quan tâm hơn cả bởi đây là những người thực hành nghề, là tác nhân cốt yếu trong quy trình đổi mới.
Việc xây dựng hệ giá trị cho sinh viên sư phạm theo phương châm “Tinh tế trong ứng xử - Tự tin trong chuyên môn - Chủ động trong hội nhập” là hoạt động cụ thể phục vụ trực tiếp cho chủ trương này.
Thực hiện tốt phương châm hứa hẹn sẽ tạo ra hình mẫu lí tưởng của sinh viên tương lai - một nhà giáo dục, một nhà tâm lí, một nhà hoạt động xã hội, từ đó kiến thiết nên hình ảnh những con người mới của một nền giáo dục hiện đại.