Giải pháp quản lý học sinh sử dụng điện thoại trong trường học

GD&TĐ - Đầu năm học, vấn đề cho phép hay cấm học sinh sử dụng điện thoại trong trường học lại nóng lên, có nơi trở thành chủ đề tranh luận khá gay gắt.

Học sinh Trường THCS Hà Lộc, Phú Thọ.
Học sinh Trường THCS Hà Lộc, Phú Thọ.

Học sinh sử dụng điện thoại di động: Được và mất

Thực tế ở nước ta, với sự phát triển của công nghệ thông tin và chuyển đổi số, người dân ngày càng được hưởng lợi từ các tiện ích mà internet và mạng xã hội. Hiện nay, số lượng và tỷ lệ người dùng mạng xã hội ở nước ta vào top cao so với các nước trên thế giới.

Học sinh phổ thông đang là lực lượng chịu ảnh hưởng lớn nhất của internet, mạng xã hội. Theo báo cáo của tổ chức UNICEF năm 2023, nước ta có 83% trẻ em từ 12-13 tuổi sử dụng Internet. Con số này tăng lên 93% ở độ tuổi 14-15 tuổi.

Khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng cho thấy, trẻ em nước ta sử dụng mạng xã hội từ 5-7 giờ/ngày; chỉ 36% trẻ em, hầu hết ở độ tuổi 16-17 được dạy về việc bảo đảm an toàn trên mạng.

Nhiều cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng, đã đến lúc các cơ quan quản lý giáo dục cần có sự đánh giá nghiêm túc, kỹ lưỡng về cái được và mất khi cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong trường học để có những giải pháp cụ thể, kịp thời, phù hợp với thực tiễn.

Điều 37, Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 5/9/2020 nêu rõ một trong những hành vi bị cấm đối với học sinh đó là “Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”.

Như vậy, học sinh sẽ được được sử dụng điện thoại trong lớp học để phục vụ mục đích học tập và trong điều kiện được giáo viên cho phép. Có thể thấy rằng, đây là quy định rất tiến bộ, điện thoại di động có thể được xem là công cụ khai thác tri thức phục vụ cho việc học.

Nếu học sinh có đủ nhận thức, kỹ năng, thì sử dụng điện thoại cho việc học là một kênh hỗ trợ rất tốt, bởi nó vừa tiện lợi, tiết kiệm, vừa có điều kiện để tiếp cận tri thức mới trên phạm vi toàn thế giới. Ngoài ra, học sinh sử dụng điện thoại di động sẽ giúp các bậc cha mẹ giữ được thông tin hai chiều rất dễ dàng, tạo sự an tâm cho gia đình.

Tuy nhiên, bên cạnh những cái được ở trên, mặt trái của việc học sinh sử dụng điện thoại di động trong trường học cũng không ít.

Về gốc độ tâm lý học, có thể nói rằng học sinh phổ thông ở độ tuổi đang được giáo dục để dần tiến tới làm chủ bản thân. Trong bối cảnh sĩ số lớp học nhiều nơi còn cao, liệu giáo viên có quản được khi cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học không?

Thực tế cho thấy, ngay cả khi giáo viên không cho phép sử dụng, cũng có không ít học sinh lén lút sử dụng vì mục đích không tốt.

Với thời lượng sử dụng 5-7 giờ trong một ngày, liệu các em có đủ thời gian để học tập vui chơi và nghỉ ngơi hay không? Hiện tượng học sinh kết quả học tập sút kém do nghiện mạng xã hội đang ngày càng hiện hữu và không ngừng gia tăng. Học sinh đánh nhau, quay clip tung lên mạng gây dư luận xã hội bức xúc, hay tỷ lệ học sinh bị cận thị ngày càng cao.

Rất nhiều hệ lụy đã xảy ra đối với học sinh dùng điện thoại cá nhân để truy cập mạng xã hội, như: Trẻ rất dễ rơi vào bẫy của người lạ trên mạng, tiếp cận với những nội dung độc hại như bạo lực, khiêu dâm; bị phát tán thông tin riêng tư, bị bắt nạt trực tuyến, bị lôi kéo, quấy rối, lừa đảo, tống tiền, dọa nạt, ép tham gia các hoạt động phi pháp,...

Trước đây, trong giờ giải lao, học sinh thường ngồi từng nhóm để nói chuyện, vui đùa, thảo luận về bài học hoặc chơi một trò chơi dân gian. Giờ đây chứng kiến cảnh mỗi học sinh một góc, vùi đầu vào lượt điện thoại mà lo lắng.

Tóm lại, sử dụng điện thoại là nhu cầu chính đáng của học sinh và phụ huynh trong bối cảnh chúng ta đang hướng đến phát triển kinh tế số, xây dựng công dân số và xã hội số. Giáo dục học sinh sử dụng điện thoại đúng mục đích, pháy huy được công dụng của nó là mong muốn mà chúng ta.

Nhưng trong điều kiện chưa thể trao cho các em quyền tự chủ hoàn toàn, khi mất nhiều hơn được, thì gia đình và nhà trường phải hết sức cân nhắc.

Trên thực tế, nhiều nước trên thế giới, trong đó có những nước nền giáo dục phát triển vẫn cấm học sinh sử dụng điện thoại trong trường học.

doc sach.jpg
Thay vì dành quá nhiều thời gian cho điện thoại, học sinh nên dành thời gian nhiều hơn cho đọc sách. Ảnh: Học sinh Trường Tiểu học-THCS A Xing (Quảng Trị).

Giải pháp nào?

Không quản được thì cấm là tư duy lỗi thời, nên chăng cho các em sử dụng điện thoại nhưng phải có sự kiểm soát chặt chẽ. Dưới đây là một vài biện pháp về quản lý việc sử dụng điện thoại của học sinh để cùng tham khảo.

Thứ nhất: Phải đặc biệt quan tâm việc giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh về ý thức sử dụng điện thoại. Trong đó, chú trọng giúp học sinh nhận diện thông tin xấu độc, những tác hại của sử dụng điện thoại để truy cập internet, mạng xã hội, rèn kỹ năng phòng tránh tác hại của nó.

Thứ hai: Phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để đạt được sự thống nhất cao trong vấn đề quản lý việc sử dụng điện thoại của học sinh. Phụ huynh phải luôn đứng trên lập trường ửng hộ thầy cô giáo, nhà trường trong vấn đề xử lý các tình huống học sinh vi phạm khi sử dụng điện thoại trong nhà trường, để tạo sự an tâm nhất định cho thầy cô.

Thứ ba: Phải xây dựng nội quy cụ thể và triển khai thực hiện nghiêm túc về việc sử dụng điện thoại của học sinh trong trường học phù hợp với thực tiễn của mỗi nhà trường. Tạo cho học sinh thói quen sử dụng điện thoại hữu ích là việc làm cần thiết hiện nay của mỗi cơ sở giáo dục.

Thứ tư: Có thể lắp đặt hộp bảo quản điện thoại học sinh tại lớp để quản lý trong buổi học, các em chỉ được phép sử dụng khi giáo viên đồng ý. Những học sinh cố tình không đưa điện thoại vào hộp sẽ có mức xử phạt cụ thể, nghiêm minh.

Làm như vậy, các em sẽ phải tập trung cho việc học và chất lượng dạy học chắc chắn sẽ được nâng lên; hạn chế thời gian, không gian giao tiếp của học sinh với mạng xã hội thông qua điện thoại sẽ giúp cân bằng tâm lý học sinh, khôi phục các nét đẹp về văn hoá học đường trong các giờ ra chơi; các em không thể ghi lại các hình ảnh xấu để lan truyền; giảm tình trạng nghiện game, mạng xã hội, sống ảo. Bên cạnh đó các em cũng có thể sử dụng để học tập trong các giờ học cần sự hỗ trợ của điện thoại và cũng có thể kết nối với phụ huynh khi cần thiết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.

điện thoại vệ tinh chính hãngCho thuê xe 4 chỗ Quy Nhơn giá rẻ MXH100 tại vietteldata.vn Đăng ký 5G Viettel tháng tại 5gviettel.vn lắp mạng wifi Viettel Tìm sim Vietnamobile số đẹp tại muasim.vn Mua ngay Samsung Galaxy A16 giá chỉ 6.090.000đĐại lý Máy lạnh chính hãng DaikinDịch Vụ Bơm Gas Máy Lạnh Quận 11 https://viettelnet.vn/ Iphone 16 Viettel Store