Xem điện thoại khi đi thang máy, bé gái bị kẹt gãy chân

GD&TĐ -Các bác sĩ tại TP Cần Thơ vừa phẫu thuật cấp cứu giữ lại chân cho bé gái 6 tuổi bị kẹt chân vào cửa thang máy.

Bé gái bị kẹt gãy chân khi đi thang máy.
Bé gái bị kẹt gãy chân khi đi thang máy.

Sáng 17/9, thông tin Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết: Các bác sĩ bệnh viện vừa phẫu thuật cấp cứu thành công, giữ lại chân cho bé gái 6 tuổi bị kẹt chân vào cửa thang máy.

Thông tin từ gia đình chia sẻ, bé gái H.N.H (6 tuổi, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) do quá tập trung xem điện thoại nên sơ ý kẹt chân vào cửa thang máy ở nhà, dẫn đến thương tích ở đùi và chân trái.

Khi đến cấp cứu tại bệnh viện, bệnh nhân bị sốc mất máu, vết thương lóc da rộng, gãy hở lộ xương cẳng chân trái dẫn đến chảy máu nhiều, gãy xương đùi, bập bềnh khớp gối...

be gai bi gay chan nhieu doan can tho (1).jpg
Phim chụp chân bệnh nhân bị gãy do kẹt vào cửa thang máy gia đình.

Qua thăm khám và thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị sốc chấn thương, mất máu cấp, gãy hở độ IIIB, đứt gần lìa cẳng chân trái, gãy xương đùi trái, chấn thương bụng chậu do tai nạn sinh hoạt. Ekip bác sĩ nhận định đây là ca cấp cứu khẩn và kích hoạt “báo động đỏ nội viện”, phẫu thuật cấp cứu.

Hiện tình trạng bệnh nhi ổn định, đã được xuất viện theo dõi ngoại trú sau 2 tuần điều trị.

ThS.BS. Lê Dũng, Trưởng Khoa Ngoại thần kinh - Cơ xương khớp, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết: Trẻ em thường ít để ý các nguy cơ xung quanh và chưa có nhiều kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn sinh hoạt gây thương tích nguy hiểm. Bệnh viện đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị tổn thương nhẹ, sau điều trị có thể phục hồi. Tuy nhiên, có trường hợp nặng khó phục hồi nhanh chóng như đứt lìa ngón tay, bàn tay, bàn chân, ngón chân, thậm chí có trường hợp tai nạn gây nguy hiểm tới tính mạng.

Qua đây, BS. Lê Dũng khuyến cáo gia đình và người thân khi chăm sóc trực tiếp cho trẻ cần chú ý đảm bảo an toàn và đánh giá bao quát các tình huống có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Trường hợp không may xảy ra tai nạn, gia đình cần theo dõi sát tình trạng ý thức của trẻ và các biểu hiện bất thường. Nếu bị các chấn thương nặng, cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện chuyên khoa để được khám và xử trí kịp thời.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

GD&TĐ - Kiev cho rằng, bản chất của cuộc xung đột ở Ukraine là Nga muốn kiểm soát các vùng giàu tài nguyên thiên nhiên như Lithium và đất hiếm, của Ukraine.

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Silic hữu cơ có khả năng chống tia UV được tìm thấy trong bã mía.

Học sinh làm kem chống nắng từ bã mía

GD&TĐ - Hợp chất hữu cơ Silic có trong bã mía có thể thay thế kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, là phát hiện của nhóm học sinh Hà Nội.

Ông Trần Duy Đông giới thiệu về giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0.

Công nghệ phòng học thông minh

GD&TĐ - Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa tổ chức giới thiệu công nghệ 'Giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0'.

Sự tự đánh giá của một đứa trẻ trước hết xuất phát từ sự đánh giá của người khác về trẻ, và điều quan trọng nhất là sự đánh giá của cha mẹ. (Ảnh: ITN).

Lý do cha mẹ cần tin tưởng con

GD&TĐ - Để giáo dục và rèn luyện tốt cho trẻ một cách cơ bản, chúng ta nên nuôi dưỡng ý thức về giá trị bản thân của trẻ ngay từ khi còn nhỏ.