Các kết quả nghiên cứu ghi nhận được in trong tạp chí Geophysical Research Letters cho biết sóng thần xảy ra do động đất làm các lớp trầm tích lắng đọng ở thềm lục địa bị sạt lở. Theo GS. Switzer, chuyên gia về môi trường trại Châu Á, các trận động đất khoảng 7 độ richter là đủ mạnh để gây ra sóng thần. Trong một thế kỉ qua, miền tây nam Đài Loan đã trải qua ba trận đông đất mạnh 7 độ richter.
Trận động đất gần đây nhất, năm 2006, mạnh 7,1 độ richter xảy ra ở bờ biểm nam Đài Loan đã gây ra sạt lở đất, làm phá hủy hệ thống cáp ngầm dưới lòng biển, gián đoạn truyền thông và mạng lưới Internet ở vùng Đông Á. Trận động đất này cũng gây ra những cơn sóng cao 40 cm.
Các nhà khoa học của Đài Thiên Văn Singapore (EOS), Đại học Nanyang, giải mã nguy cơ sóng thần kinh hoàng đánh vào Đài Loan
Các nhà khoa học của Đài Thiên Văn Singapore (EOS), Đại học Nanyang, sóng thần được tạo ra bởi sự sạt lở đất dưới lòng biển mà chính động đất có thể là nguyên nhân, xảy ra ở vùng thềm lục địa miền Tây Nam Đài Loan.
“Một trận sóng thần tương tự có thể xảy ra gây nguy hiểm cho hàng triệu cư dân ở vùng Kaohsiung và Tainan và phá hủy cơ sở hạ tầng miền nam Đài Loan.”- GS. Adam Switzer của trung tâm EOS cho biết. Các thành phố của Kaohsiung và Đài Nam có khoảng 4,5 triệu dân và nhà máy điện hạt nhân Maanshan cũng tọa lạc tại đây.
Hai vùng Tainan, Kaosiung và nhà máy điện hạt nhân Maanshan ở vùng biển tây nam Đài Loan đang đối mặt với nguy cơ sóng thần
Đài Loan cũng đã có những biện pháp để phòng tránh thảm họa Fukushima thứ hai. Chính quyền đã cho xây dựng trung tâm cứu hộ, xây tường cao để bảo vệ nhà máy điện hạt nhân Maanshan. Tháng trước, họ cũng đã diễn tập báo động giả sóng thần để người dân làm quen và cảnh giác hơn.