Gia Lai: Dạy học tự chọn tiếng dân tộc trong trường tiểu học

GD&TĐ - Theo Sở GD&ĐT Gia Lai, từ năm học 2015 - 2016 và các năm học tiếp theo, môn tiếng Dân tộc được thực hiện giảng dạy 2 tiết/tuần.

Gia Lai: Dạy học tự chọn tiếng dân tộc trong trường tiểu học

Việc dạy học tiếng Dân tộc có thể bắt đầu từ lớp 2 hoặc lớp 3 và thực hiện liên tục trong 3 năm học.

Việc bố trí môn học này hoặc sử dụng thời lượng 2 tiếtt/uần của môn học tự chọn, hoặc bố trí thời gian vào buổi 2 (đối với các trường dạy học 2 buổi/ngày) để hoàn thành chương trình (có điều chỉnh chương trình dạy học tiếng Dân tộc từ 4 tiết/tuần xuống còn 2 tiết/tuần đính kèm).

Trên cơ sở đề xuất của Sở GD&ĐT, UBND tỉnh Gia Lai đã đồng ý chủ trương cho các huyện cân đối ngân sách của địa phương để mua sách, vở phục vụ việc dạy học tiếng Jrai, Bahnar ở cấp tiểu học thay thế sách đã bị hư hỏng.

Trong khi chờ các cơ quan chức năng triển khai việc in sách giáo khoa mới, các đơn vị tận dụng các loại sách, vở đã được cấp phát từ các năm học trước hoặc nếu không đủ có thể photocopy để phát cho học sinh.

Giáo viên cần lựa chọn, sử dụng những trang thiết bị dạy học ở cấp tiểu học phù hợp với nội dung bài học môn tiếng Dân tộc, hoặc chủ động tự làm đồ dùng dạy học tiếng Dân tộc nhằm nâng cao chất lượng dạy học của môn học này.

Sở GD&ĐT cũng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị cần quan tâm đến công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, giáo viên và học sinh về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc dạy học tiếng Dân tộc;

Thấy rõ được tầm quan trọng của việc dạy học tiếng Dân tộc ở vùng đồng bào dân tộc thiếu số; từ đó có ý thức bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết, văn hóa dân tộc Jrai và Bahnar.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.