Đội hình của Lữ đoàn 45 nói trên bao gồm 2 tiểu đoàn pháo tự hành 2S7M Malka cỡ nòng 203 mm (mỗi tiểu đoàn 12 khẩu) và 2 tiểu đoàn súng cối tự hành 2S4 Tyulpan cỡ nòng 240 mm (12 khẩu mỗi tiểu đoàn).
Hiện nay theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nga, 5 lữ đoàn pháo binh mạnh mới sẽ được thành lập. Ví dụ, thông tin đã xuất hiện về việc thành lập Lữ đoàn số 17 ở khu vực Leningrad.
"Trong bối cảnh pháo tự hành 155 mm của các nước NATO vượt trội so với pháo 152 mm của chúng ta về tầm bắn, những lữ đoàn mạnh với pháo 203 mm có cự ly tác chiến khoảng 40 km sẽ phải thực hiện chức năng phản pháo".
"Do sự chậm trễ trong quá trình sản xuất pháo tự hành 152 mm Koalitsiya-SV, loại có nòng dài và tầm bắn xa, nên một phương án thay thế chính là tái sử dụng loại 2S7M Malka trong kho lưu trữ", trang Thông tin quân sự cho biết.
Các lữ đoàn pháo binh mạnh của Nga sẽ được trang bị những loại pháo - cối tự hành cỡ nòng lớn. |
Hiện tại, chức năng phản pháo được Lực lượng vũ trang Nga thực hiện dựa vào pháo phản lực phóng loạt (MLRS) cỡ nòng 220 mm và 300 mm, cũng như các máy bay không người lái cảm tử (đạn tuần kích) thuộc họ Lancet.
Nhưng đáng tiếc là các hệ thống vũ khí này vẫn chưa đủ ở mọi nơi, ngoài ra đạn pháo cỡ nòng 203 mm mạnh mẽ có thể cạnh tranh trong tầm bắn (lên tới 47,5 km khi sử dụng đạn lắp tầng đẩy phụ) với pháo binh phương Tây, bên cạnh đó đủ khả năng gây sát hư hại nặng cho công sự của địch.
Các chuyên gia nhắc vào cuối tháng 12 năm 2022, tại một trường đại học của Bộ Quốc phòng Nga, Tổng thống Vladimir Putin đã có mặt và phát biểu.
Sau đó cũng trong sự kiện này, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu nhấn mạnh, Lực lượng Vũ trang Nga sẽ cải cách quân đội dựa trên kinh nghiệm chiến dịch quân sự đặc biệt đang diễn ra và căn cứ vào tình hình địa chính trị đã thay đổi.
Pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A của Nga hoạt động trên chiến trường Ukraine. |