Gặp người dựng nhà tre đoạt giải thế giới

Công trình Tổ ấm nở hoa của KTS Đoàn Thanh Hà và cộng sự từng được nhiều giải thưởng quốc tế, mới nhất là quán quân WAN 2014 dành cho không gian nhỏ.
KTS Đoàn Thanh Hà (đeo kính) và KTS Trần Ngọc Phương đồng sáng lập H&P Architects.
KTS Đoàn Thanh Hà (đeo kính) và KTS Trần Ngọc Phương đồng sáng lập H&P Architects.

Công trình được nghiên cứu từ 2008, xây dựng thành công 2013 và đang ở giai đoạn nghiên cứu tiếp theo. Tác giả cho biết việc đem nhà tre đi thi cũng là cách để công trình có thể được nhân rộng trong thực tế đem lại hiệu quả dân sinh tích cực.

Nhà tre của anh nếu nhân rộng chắc chỉ trong những vùng phù hợp?

- Phạm vi của nhà tre khá rộng, dành cho các khu vực khí hậu gió mùa có thiên tai nói chung. Nhiều nơi trên thế giới đã đặt hàng, chúng tôi sẵn sàng cung cấp toàn bộ bản vẽ, nhưng cũng chưa biết giải quyết thế nào. 

Nơi của họ có thể vật liệu tre không nhiều. Họ cũng muốn có một cái để dùng luôn nhưng không cho trường hợp khẩn cấp, mà thường cho nghỉ dưỡng. Đó lại không phải mục tiêu dự án của chúng tôi.

Vậy mục tiêu của nhà tre là…?

- Giúp cho cộng đồng giảm thiệt hại do thiên tai gây ra thông qua kiến trúc. Mẫu nhà này là một giải pháp.

Có không ít những công trình kiến trúc dùng chất liệu tre nhưng không bằng tre toàn phần như Tổ ấm nở hoa?

- Có các nguyên liệu khác nhưng rất ít. Dân ta vẫn xây dựng nhà tre, ngày nay resort nghỉ dưỡng cao cấp cũng dùng tre. Điều đặc biệt là Tổ ấm tre của chúng tôi xây dựng rất nhanh chóng cộng chi phí thấp đặc thù dành cho người dân nghèo bị thiên tai.

Nó đơn giản giúp cho người dân ở vùng vừa bị thiên tai xong có ngay một cái nhà để ở?

- Năm 2008 tôi tiếp cận kiểu như thế: Sau khi thiên tai đi qua thì mình dựng được ngay. Đến 2011 đẩy lên: Sau khi dựng đến năm sau vẫn có thể cùng họ vượt qua thiên tai.

Gặp người dựng nhà tre đoạt giải thế giới ảnh 1 Vườn vệ sinh dùng chất liệu tre vừa lọt vào chung kết hạng mục An sinh Xã hội giải thưởng kiến trúc AZ của Canada. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Tổ ấm nở hoa chịu được sức gió bao nhiêu?

- Chưa có tính toán cụ thể nhưng những chuyên gia trong ngành nói nó có thể đứng vững trước sức gió cấp 10 đến 12. Các nước nghiên cứu hàng đầu về thiên tai có không gian mô phỏng thiên tai, mình chỉ việc đưa nhà vào, họ tính ra được con số. Nhưng nước mình không có, tự làm thì chi phí rất đắt.

Nhà tre thế hệ II có tính năng gì mới?

- Chúng tôi đang cố gắng nghiên cứu thế hệ nhà tre nổi lên được. Chắc mất một vài năm. Song song vẫn còn công trình khác cần phải làm. Những dự án tự nguyện nghiên cứu như thế này phải xen kẽ. Để làm nhà nổi lên, chúng tôi gắn thùng phuy tái sử dụng ở dưới…

Việc nhân rộng nhà tre cũng cần phải phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác?

- Thiên tai là việc lớn của đất nước, cho nên mọi người cần suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc. Chỉ cần một nhóm nhỏ hoặc một cá nhân hoặc tổ chức phi lợi nhuận nào đấy cứ tiên phong làm. 

Ví dụ như bên tôi tiên phong đưa ra một mẫu như thế. Muốn có một mẫu thật như thế trong Nhà nước lại phải nghiên cứu khoa học, xin cấp nguồn thế này thế khác… 

Những việc hết sức nghiêm túc thì mình phải xắn tay vào. Trong quá trình làm, mình phải chấp nhận yếu kém, thất bại để cải biến nó tốt hơn.

Được biết đã có một số tổ chức phi lợi nhuận làm nhà chống lũ cho miền Trung. Anh nghĩ sao về mô hình này?

- Tôi nghĩ phải sống chung với lũ chứ không thể nào chống được lũ, đấy là huyễn hoặc sức mạnh của con người. “Chống” phải hết sức bền vững chứ không phải đổ một cái chòi bê-tông đến ngày lũ chui lên đấy. 

Nhà tre của chúng tôi tính đến bối cảnh vật lý và văn hóa nữa, họ đang có mỗi bối cảnh vật lý. Kiến trúc phải nhân văn, ngoài chức năng ở tốt còn phải mang tính thẩm mỹ mới tạo thành tổ ấm được. Tôi lấy tên “Tổ ấm nở hoa” là vì thế.

Ngoài ra anh còn ý tưởng gì với tre?

- Cuối năm ngoái, chúng tôi vừa xong công trình tặng cho trường nội trú ở xã Sơn Lập, Cao Bằng một cái gọi là vườn vệ sinh kết hợp toilet, chỗ tắm giặt và vườn rau gọi là “toigetation”. 

Cả hệ mái, dàn sử dụng bằng tre. Đầu năm nay, bên UNICEF đề nghị song hành với họ làm khu vườn vệ sinh ấy cho một trường học ở Ta Ma, Tuần Giáo, Điện Biên. Mô hình mới rộng hơn phù hợp với tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế.

Nhà tre nổi dành cho lũ còn đang thử nghiệm, còn nhà tre thế hệ một có thể ứng dụng ngay cho hạn hán ở Tây Nguyên, sạt lở đất ở dọc đường Trường Sơn, lũ quét ở Tây Bắc, vùng ngập nước Tây Nam bộ…

KTS Đoàn Thanh Hà

Theo tienphong.vn
GS.TS. Hoàng Chí Bảo chia sẻ câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ.

Học sinh hào hứng nghe kể chuyện về Bác Hồ

GD&TĐ - Ngày 20/12, Trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội tổ chức chương trình ý nghĩa chào mừng 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam với chủ đề “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”.
Thí sinh đội Team Try trong phần thi tại Vòng chung kết gen Z -Thế hệ dẫn đầu.

Thế hệ GEN Z nói gì về bình thường hóa Covid-19?

GD&TĐ -Với chủ đề “Xã hội có nên bình thường hoá việc mắc Covid-19”, các học sinh đến từ các trường THPT trên cả nước đã cùng đưa ra lập luận sắc bén để bảo vệ quan điểm tại vòng chung kết cuộc thi Gen Z - Thế hệ dẫn đầu
Dự án nước tưới Humic của Xuân Ðức (áo sáng) đã đạt giải Nhì cuộc thi khởi nghiệp Trường Ðại học Bách khoa Hà Nội năm 2020. Ảnh: NVCC.

Nam sinh sáng chế nước tưới hữu cơ

GD&TĐ - Với mong muốn người dân đô thị có thể tự trồng rau sạch tại nhà, Lương Xuân Đức (Viện Kỹ thuật hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) đã sáng chế nước tưới hữu cơ Humic.