F-35I sẽ bị bắn hạ ở Syria nếu Israel chuyển Vòm sắt cho Ukraine?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nguyên nhân chính khiến Israel không cấp hệ thống “Vòm sắt” cho Ukraine là do  ngại các chiến đấu cơ như F-35I Adir sẽ bị bắn hạ ở Syria?

F-35I sẽ bị bắn hạ ở Syria nếu Israel chuyển Vòm sắt cho Ukraine?

Mới đây, cựu quyền Cố vấn An ninh quốc gia Israel là tướng Jacob Nagel cho biết trong một bài xã luận đăng trên The National Interest rằng, Israel không muốn viện trợ hệ thống phòng không “Vòm sắt” (Iron Dome) cho Ukraine vì lo ngại hành động này có thể gây ra phản ứng cứng rắn từ Nga.

Kể từ khi Nga mở Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hôm 24/2 năm nay, Tel Avip đã lên án hoạt động quân sự của Moscow và gửi viện trợ nhân đạo cho Kiev, nhưng không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga và miễn cưỡng cung cấp một số vũ khí không quan trọng cho Ukraine.

Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz tuyên bố thẳng thừng rằng, nước này không thể gửi Iron Dome cho Kiev đơn giản là vì các công ty quốc phòng Israel không có khả năng sản xuất đủ các hệ thống phòng không để cung cấp cho Ukraine.

Trong khi đó, Mỹ mới đây đã quyết định viện trợ cho Kiev hệ thống phòng không tối tân Patriot, còn một số nước phương Tây khác trước đó cũng đã đã đồng ý cung cấp các hệ thống phòng không tiên tiến khác như: IRIS-T, NASAM…, để đối phó với đòn tập kích tên lửa của Nga.

Do đó, động thái liên tục từ chối cấp hệ thống phòng không “Vòm Sắt” cho Kiev càng khiến Israel bị phương Tây chú ý, vì nước gần gần như lạc lõng trong cuộc “chạy đua” cấp vũ khí cho Ukraine.

Israel cương quyết không cung cấp hệ thống phòng không Iron Dome cho Ukraine
Israel cương quyết không cung cấp hệ thống phòng không Iron Dome cho Ukraine

Bình luận về lý do dẫn đến quyết định này, ông Nagel cho rằng, Israel có những lo ngại chính đáng về việc những vũ khí tối tân của họ được triển khai ở Ukraine, thì cuối cùng chúng có thể rơi vào tay Nga, bị Nga nghiên cứu, phân tích và thậm chí có thể được gửi tới Iran.

Điều này sẽ giúp Tehran, đối thủ không đội trời chung của Tel Aviv trong nhiều thập kỷ, tìm ra cách chống lại các hệ thống này, làm mất ưu thế quân sự vượt trội của nước này trước các đối thủ vùng Vịnh, điều mà Mỹ đã cam kết sẽ giúp Israel duy trì vĩnh viễn.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến Israel không muốn cấp hệ thống “Vòm Sắt” cho Ukraine xuất phát từ chính nhu cầu cấp thiết của chính họ để bảo vệ đất nước mình.

Giới chức quân đội Israel nhiều lần tuyên bố phải có thêm các hệ thống Iron Dome, khi các nhóm chiến binh Hezbollah của Lebanon và Hamas của Palestine ngày càng sở hữu nhiều rocket và tên lửa đất đối đất hơn, có thể phóng ồ ạt hàng trăm quả đạn vào lãnh thổ Israel chỉ trong một ngày.

Israel hiện đang triển khai 15 khẩu đội Iron Dome (mỗi khẩu đội 3 bệ phóng) và hàng chục nghìn quả đạn tên lửa đánh chặn Tamir nhưng vẫn không đủ đạn để bảo vệ lãnh thổ đất nước trước đòn tấn công bằng rocket ngày càng dày đặc từ các nhóm vũ trang Palestine và Lebanon.

Nếu Israel phá hiệp ước bí mật với Nga, F-35I Adir sẽ bị bắn hạ ở Syria?
Nếu Israel phá hiệp ước bí mật với Nga, F-35I Adir sẽ bị bắn hạ ở Syria?

Trong cuộc chiến Israel - Palestine năm 2014, Mỹ đã phải viện trợ khẩn cấp 225 triệu USD để Israel sản xuất và tích trữ tên lửa Tamir, dù Hamas mới chỉ phóng 4.500 quả rocket. Do đó, thật khó để Tel Aviv lãng quên an ninh của mình để cấp những hệ thống này cho Ukraine.

Nguyên nhân cuối cùng, lớn hơn, là Israel không muốn gây ra phản ứng gay gắt từ Nga, quốc gia hiện đang duy trì lực lượng quân sự rất mạnh ở nước láng giềng Syria và sẽ còn hiện diện quân sự lâu dài ở mảnh đất này, đồng thời có ảnh hưởng lớn đến xung đột giữa Tel Aviv với Damascus.

Thật đáng ngạc nhiên là trong vài thập kỷ qua, dẫu Nga không phải là đồng minh của Israel và thậm chí còn có quan hệ thù địch với Mỹ - người bảo trợ lớn nhất của Nhà nước Do thái, nhưng quan hệ giữa Tel Avip với Moscow luôn duy trì sự nồng ấm nhất định.

Israel thường xuyên tránh “vào hùa” với Mỹ và các đồng minh khác chỉ trích Điện Kremlin, không lên tiếng ủng hộ và không tham gia áp đặt các lệnh trừng phạt chống Nga. Thậm chí, giới giới lãnh đạo Tel Aviv còn hiện diện ở Moscow thường xuyên hơn, so với thủ đô của một số đồng minh khác.

Nguyên nhân là do hai nước duy trì một hiệp ước bí mật về việc Tel Aviv sẽ không chống Moscow trong bất kỳ tình huống nào, không tấn công các cơ sở của Nga ở Syria, còn Nga sẽ không can thiệp vào các cuộc không kích của Israel ở Syria nhằm vào lực lượng Iran và Hezbollah ở quốc gia này.

Do đó, nếu Tel Aviv phá bỏ hiệp ước bí mật này, Moscow sẽ lập tức chỉ thị cho lực lượng phòng không-không quân rất mạnh ở Syria đánh chặn các tên lửa phóng vào nước này, thậm chí là các chiến đấu cơ tiên tiến nhất của Israel như F-15I Ra'am hay F-16I Sufa hoặc thậm chí là tiêm kích tàng hình thế hệ 5 tối tân F-35I Adir có thể sẽ bị bắn hạ, các hoạt động quân sự của nước này ở Syria sẽ bị Nga phong tỏa hoàn toàn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.