F-16 Mỹ ở Ukraine sẽ thành 'bia đỡ đạn' cho Su-35?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nếu Mỹ quyết định viện trợ tiêm kích F-16 cho Ukraine, nó sẽ đứng trước đe dọa từ Su-35 của Nga.

F-16 Mỹ ở Ukraine sẽ thành 'bia đỡ đạn' cho Su-35?

Tiêm kích Su-35 của Không quân Nga ở trên chiến trường Ukraine sẽ đối phó với F-16 Mỹ như "bia đỡ đạn". Ý kiến ​​này được đưa ra bởi phi công kỳ cựu của Không quân Ấn Độ - ông Vijinder K. Thakur, ấn phẩm EurAsian Times cho biết.

Ngay từ đầu cuộc xung đột Ukraine, Kyiv đã yêu cầu các nước phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu để giành lại ưu thế trên không. Đặc biệt họ nhấn mạnh vào tiêm kích hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon thế hệ thứ 4 của Mỹ.

Sau khi Hoa Kỳ và các đồng minh NATO quyết định gửi xe tăng hạng nặng tới Ukraine, vấn đề chuyển giao máy bay chiến đấu lại trở nên có liên quan. Lầu Năm Góc gần đây đã tuyên bố rằng họ không loại trừ việc cung cấp F-16 cho Quân đội Ukraine.

Nhưng các nhà phân tích của tạp chí Ấn Độ lưu ý, Lực lượng vũ trang Ukraine hy vọng sẽ lật ngược tình thế với sự trợ giúp của máy bay chiến đấu, nhưng họ sẽ thất bại. Cựu chiến binh Không quân Ấn Độ Vijinder K. Thakur cũng bày tỏ quan điểm tương tự.

Theo ý kiến ​​​​của ông, những chiếc F-16 sẽ nhanh chóng bị phá hủy, vì ở Ukraine chúng sẽ không thể hoạt động cùng với máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không (AWACS) E-3 Sentry của Mỹ. Trong khi đó, các máy bay chiến đấu của Nga lại được radar bao phủ một cách đáng tin cậy.

“Không có sự hỗ trợ từ máy bay AWACS, những chiếc F-16 của Ukraine sẽ trở thành 'bia đỡ đạn' cho Su-30SM và Su-35 của Lực lượng hàng không vũ trụ Nga, khi chúng bay dưới sự dẫn đường của radar ở chế độ tuần tra và chiếm ưu thế trên không mọi thời điểm tại tiền tuyến".

"Những chiếc tiêm kích F-16 sẽ chỉ là một cọng rơm khác để Ukraine bấu víu vào nhằm níu kéo hy vọng tránh khỏi cú ngã chết người của mình”, phi công Thakur nhận xét.

Tiêm kích Su-35 của Nga có dễ dàng chiếm ưu thế trước F-16 trên chiến trường?

Tiêm kích Su-35 của Nga có dễ dàng chiếm ưu thế trước F-16 trên chiến trường?

Ngoài ra theo vị chuyên gia người Ấn Độ, tất nhiên Mỹ có thể hỗ trợ các phi công Ukraine và gửi E-3 Sentry của họ đến gần tiền tuyến, nhưng sau đó những chiếc máy bay này sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp để tấn công và phá hủy đối với Nga.

Mặc dù vậy, cần lưu ý thêm, các phiên bản tiên tiến của F-16 với radar mảng pha quét chủ động (AESA) có tính năng kỹ chiến thuật cao hơn nhiều so với loại quét thụ động (PESA) mà Su-35 mang theo, cộng với diện tích phản xạ nhỏ của máy bay giúp Fighting Falcon có khả năng "thấy trước bắn trước".

Trong không chiến quần vòng, cho dù Su-35 có động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều thì máy bay vẫn bị giới hạn mức quá tải ở 9G tương đương F-16 để không vượt qua giới hạn chịu đựng của phi công, trong khi đó tiêm kích Nga lại chưa được tích hợp tên lửa có khả năng "khóa mục tiêu sau khi phóng" như AIM-9X của Mỹ, tức là nó chẳng có ưu thế nào đáng kể.

Ngoài ra trong quá khứ, đa phần những "trận chiến trên giấy" giữa MiG-29 và F-16 đều kết thúc với "thắng lợi tuyệt đối" dành cho Fulcrum, nhưng thực tế lại khác biệt hoàn toàn, cho nên chưa có gì đảm bảo Su-35 sẽ "thay đổi lịch sử".

Theo EurAsian Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú tại cơ quan công an. Ảnh: Công an Kon Tum.

Khởi tố 2 thanh niên cho vay lãi 365%/năm

GD&TĐ - Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú vào Kon Tum tổ chức cho nhiều người vay tiền với lãi suất lên đến 365%/năm, gấp 18 lần mức lãi suất quy định.