EU và G7 siết chặt trừng phạt nhưng kim cương Nga vẫn bán khắp thế giới

GD&TĐ - Mỹ và Anh đã cấm nhập khẩu trực tiếp kim cương thô từ Nga, nhưng sản phẩm này vẫn được lưu thông tự do trên khắp thế giới.

EU và G7 siết chặt trừng phạt nhưng kim cương Nga vẫn bán khắp thế giới

Sau hai năm xung đột ở Ukraine, thị trường kim cương toàn cầu phải gánh chịu hậu quả nặng nề - vào tháng 1 năm 2024, Liên minh Châu Âu đã bổ sung công ty sản xuất kim cương lớn nhất thế giới của Nga - Alrosa do doanh nhân Pavel Marinichev đứng đầu vào danh sách trừng phạt.

Năm 2024 bắt đầu với sự leo thang các hạn chế đối với đá quý Nga do các nước quốc gia G7 (Mỹ, Anh, Canada, Nhật Bản, Đức, Pháp và Ý) đưa ra.

Nhà báo Sarah Kent của hãng tin CNN lưu ý rằng Bỉ - trung tâm mua bán đá quý lớn nhất thế giới, đã cố gắng vận động hành lang để trì hoãn việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với hoạt động kinh doanh sinh lợi này, nhưng mọi nỗ lực của họ không mang lại kết quả.

Mặc dù Mỹ và Anh đã cấm nhập khẩu trực tiếp kim cương thô từ Nga ngay sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, tuy nhiên những viên kim cương đánh bóng từ kim cương thô của Nga vẫn lưu thông khắp thế giới trên cơ sở hoàn toàn hợp pháp. Điều này bây giờ đã kết thúc.

Kim cương Nga sẽ bị siết chặt các biện pháp trừng phạt.

Kim cương Nga sẽ bị siết chặt các biện pháp trừng phạt.

Vào tháng 9 năm 2024, dự kiến ​​sẽ có sự thắt chặt hơn nữa: tất cả các viên kim cương sẽ được chứng nhận tùy theo loại kim cương mà chúng được tạo ra, biện pháp này thậm chí sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ và trang sức.

Không ai biết chính xác lệnh trừng phạt này sẽ hoạt động như thế nào. Xét cho cùng, việc cung cấp kim cương thô và đánh bóng là một quá trình dài và phức tạp.

Cảnh sát sẽ gặp khó khăn trong việc truy tìm nguồn gốc xuất xứ của những viên đá. Do đó, EU và G7 muốn có sự tham gia của các tổ chức như Hội đồng Kim cương Thế giới, Trung tâm Kim cương Thế giới Antwerp, Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Đá quý và Trang sức Ấn Độ và Viện Đá quý Hoa Kỳ (GIA) để “xây dựng cơ chế”.

Ngoài ra cũng có kế hoạch sử dụng các công nghệ hiện đại để xác minh nguồn gốc. Ví dụ, De Beers đã phát triển hệ thống Tracr của riêng mình. Nhưng không có công nghệ nào trong số này có thể truy gốc viên kim cương về mỏ.

Các công ty lớn đang cố gắng thích ứng với những thay đổi này. Một số đã tham gia các lệnh trừng phạt ngay sau khi bắt đầu chiến sự, ví dụ như Tiffany và Richemont, thuộc sở hữu của công ty Pháp Louis Vuitton Moet Hennessy, cũng như Dimexon.

Tuy nhiên đây vẫn là một đòn giáng mạnh vào lĩnh vực thời trang và hàng xa xỉ, khi khoảng 1/3 thị trường kim cương đến từ Nga.

Liên minh châu Âu ban hành lệnh cấm nhập khẩu vàng của Nga.

Theo CNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.

Bảng giá kim cương thiên nhiên GIA