“Em chào các bác” - Những góc nhìn đời sống thú vị

GD&TĐ - Diễn ra tại Trung tâm Hỗ trợ và phát triển nghệ thuật đương đại (VICAS Art Studio), “Em chào các bác” giới thiệu 35 tác phẩm mới của hai họa sĩ Đoàn Xuân Tùng và Nguyễn Nghĩa Cương.  

Tranh bìa triển lãm “Em chào các bác”
Tranh bìa triển lãm “Em chào các bác”

Hai chiều cảm xúc “tỉnh” và “quê” trong một xã hội nhiều biến động đã được thể hiện ở triển lãm với sự cộng hưởng của hai họa sĩ đương đại. Hai họa sĩ với những góc độ tiếp cận và hai phong cách nghệ thuật khác nhau nhưng có sự phối hợp ăn ý khi đưa người xem đối diện với những câu hỏi về cuộc sống hiện đại nơi thành phố lớn.

Và mỗi người, tùy thuộc vào chiều sâu trải nghiệm, vào địa vị kinh tế, xã hội mà mình để có nghĩ suy và cảm nhận riêng.

Vấn đề di dân ra thành phố hay nói mộc mạc như chúng ta là “nhà quê ra tỉnh” là vấn đề muôn thủa và không chỉ diễn ra với nhiều hệ lụy gay gắt ở Việt Nam.

Thành phố luôn hấp dẫn những người trẻ tuổi từ làng quê bởi những cơ hội phát triển, bởi đời sống hào nhoáng, tiện nghi. Số đông, ra thành phố kiếm kế sinh nhai, dù lăn lộn, bươn trải, dù cũng tìm được nơi ăn chốn ở, nhưng với địa vị kinh tế/ xã hội thấp (bán báo, hàng rong, công nhân, viên chức quèn và cả họa sĩ nghèo...) nên họ chỉ được tiêu dùng những sản phẩm thường thường bậc trung.

Mặt khác, không thể chối bỏ nguồn gốc và thói quen, lối sống thôn quê nên không thích nghi được với môi trường mới nên họ luôn cảm thấy lạc lõng, xa lạ.

Ở chiều ngược lại, không ít những người sống tại những đô thị lớn mặc dù đã có đủ những điều kiện vật chất nhưng lại kinh hãi sự ồn ào, ô nhiễm và một xã hội vô nhân xưng, không duy tình của đời sống xã hội thực dụng, họ lại ước mong một nhịp sống chậm hơn, có tình hơn và trong sạch hơn về môi trường…

Chẳng có câu trả lời chung cho tất cả mọi người. Thông điệp của triển lãm có thể sẽ là quyết định lựa chọn: “Em chào các bác! Em đang đến đây!” với ai quyết tâm dấn thân và phấn đấu một cuộc sống đáng mong ước ở thị thành và cũng có thể sẽ là: “Em chào các bác, em ngược đây!” khi ai đó đã tìm được sự bình an, nhẹ nhõm giữa thiên nhiên và làng quê bình dị.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...