Không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng

GD&TĐ - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Văn bản chỉ đạo việc tăng cường thực hiện nếp sống văn minh tại các lễ hội, cơ sở thờ tự Phật giáo.

Không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng

Nội dung Công văn cho biết, qua kiểm tra thực tế đầu năm 2019, về cơ bản các hoạt động lễ hội đã có nhiều chuyển biến tích cực, hầu hết các lễ hội được diễn ra an toàn, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu hường thụ văn hóa tinh thần của nhân dân và du khách trên cả nước.

Tuy nhiên, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội tại một số cơ sở thờ tự Phật giáo, di tích vẫn còn những hạn chế, đặc biệt là hiện tượng tổ chức dâng sao giải hạn có thu tiền, lợi dụng nhu cầu chính đáng của người dân để trục lợi.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trân trọng đề nghị Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo Chính phủ) và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các cơ sở tôn giáo thực hiện nghiêm việc tăng cường nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc tại các cơ sở thờ tự Phật giáo; tăng cường công tác tuyên truyền về các giá trị, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống; hướng dẫn các cơ sở thờ tự Phật giáo không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng thành dịch vụ mang tính trục lợi, ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiến sĩ Thiện trong phòng nghiên cứu thí nghiệm về bê tông.

Từ bốc vác đến… tiến sĩ xứ 'cờ hoa'

GD&TĐ - Từ một học sinh miền quê với hoàn cảnh nghèo khó, chàng trai Trần Quốc Thiện (TP Đà Nẵng) đã vươn lên đạt nhiều thành tựu trong học tập nghiên cứu...
Nhóm tác giả nghiên cứu bột vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt giúp nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.

Vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt

GD&TĐ - Thức ăn hữu cơ từ bột vỏ sầu riêng lên men giúp vịt mau lớn, tăng sức đề kháng là sản phẩm của nhóm HS Trường THPT Huỳnh Tấn Phát (Bình Đại, Bến Tre).
Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.