Đường bay bí mật nối Mỹ - Nga

Bốn phi công gồm Valentin Lavrentyev và Sergey Barmov (của Nga) cùng với Jeff Geer và Allan Snowie (của Mỹ) đang tham gia bộ phim tài liệu nhan đề “Warplanes to Siberia” (tạm dịch: “Những chiến đấu cơ tới Siberia”) nhằm tái hiện một nhiệm vụ bí mật giữa Mỹ và Liên Xô hồi Thế chiến thứ hai.

Đường bay bí mật nối Mỹ - Nga

Trong cuộc chiến này, Mỹ triển khai một dự án viện trợ bí mật để giúp các nước đồng minh đánh bại phát xít Đức. Tổng cộng 8.000 máy bay quân sự được Mỹ chuyển sang các nước này thông qua tuyến đường dài 9.500 km từ bang Alaska - Mỹ tới khu vực Siberia - Nga hiện nay.

Từ trái qua phải: Các phi công Valentin Lavrentyev, Sergey Barmov (Nga), Jeff Geer và Allan Snowie (Mỹ) Ảnh: EDMONTON SUN

Từ trái qua phải: Các phi công Valentin Lavrentyev, Sergey Barmov (Nga), Jeff Geer và Allan Snowie (Mỹ) Ảnh: EDMONTON SUN

Theo kế hoạch, 2 phi công Mỹ lái một chiếc máy bay huấn luyện T-6 Texan 72 năm tuổi (1 trong 54 chiếc T-6 Texan do Mỹ chuyển cho Liên Xô trong giai đoạn 1942-1945) khởi hành từ TP Great Falls, bang Montana đến TP Fairbanks, bang Alaska. 

Tại đây, 2 phi công Nga tiếp nhận chiếc T-6 và lái nó đến TP Krasnoyarsk - Siberia, trước khi hạ cánh ở thủ đô Moscow và tặng máy bay này cho một viện bảo tàng địa phương.

Hôm 21/7, 4 phi công hạ cánh xuống TP Edmonton - Canada. Theo ông Geer, trong Thế chiến thứ hai, sân bay Blatchford Field ở Edmonton là nơi các phi công Mỹ và Liên Xô sử dụng làm trạm dừng chân trước khi hướng về phía Bắc. 

Đó là lý do họ đáp lại xuống thành phố này hôm 21-7 để tôn vinh vai trò lịch sử của nó. Hôm 22-7, các phi công tiếp tục hành trình với hy vọng đến được TP Fairbanks vào cuối tuần này.

Không như hiện nay, phi công thời đó đối mặt rất nhiều khó khăn như thiếu thiết bị dẫn đường bằng vệ tinh, công nghệ thông tin liên lạc và thông tin dự báo thời tiết nên nhiều phi công Mỹ khi chuyển máy bay sang Siberia đã bị lạc đường, thậm chí mất máy bay trong điều kiện thời tiết xấu.

Trong số 8.000 chuyến bay nói trên, có 177 chuyến gặp tai nạn chết người. “Dù không gặp nhiều thách thức như cách đây 70 năm nhưng chúng tôi cũng phải đối mặt không ít khó khăn về vấn đề máy móc, thời tiết và an toàn bay” - ông Geer chia sẻ. 

Tuy nhiên, đe dọa lớn nhất đối với chuyến đi chính là mối quan hệ sóng gió gần đây giữa 2 chính phủ Nga và Mỹ. May mắn là giới chức của cả 2 nước đều ủng hộ sứ mệnh mà ông Geer kỳ vọng sẽ giúp cải thiện quan hệ song phương thời gian tới.

Theo nld

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ