Được phép dùng F-16 tấn công không giới hạn?

GD&TĐ - Ukraine đang dần tháo bỏ được những hạn chế mà đồng minh phương Tây áp đặt khi viện trợ vũ khí.

Được phép dùng F-16 tấn công không giới hạn?

Ngày càng nhiều quốc gia phương Tây ủng hộ Kyiv khi nói rằng đồng ý để Ukraine sử dụng vũ khí mà họ cung cấp để tấn công phần lãnh thổ Nga được quốc tế công nhận.

Trong diễn biến mới nhất, tuyên bố tương tự đã được đưa ra từ Hà Lan. Theo kênh truyền hình địa phương NOS, Tư lệnh Lực lượng vũ trang Hà Lan - Tướng Onno Eichelsheim đã thừa nhận khả năng Ukraine huy động máy bay chiến đấu F-16 được Amsterdam chuyển giao để phá hủy mục tiêu trên đất Nga.

"Chúng tôi không hạn chế việc sử dụng hoặc phạm vi hoạt động của tiêm kích F-16 miễn là luật chiến tranh được tôn trọng", Tướng Eichelsheim nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông Eichelsheim cũng nói thêm rằng Kyiv có quyền tự do sử dụng vũ khí do Hà Lan cung cấp khi thấy phù hợp, đồng thời cần tôn trọng các tiêu chuẩn của luật nhân đạo.

007_Mahshie_Romania_USAF.jpg
Ukraine sẽ sớm được sử dụng tiêm kích F-16 một cách không giới hạn.

Washington từ lâu đã hứa rằng Kiev sẽ nhận được tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất, nhưng việc giao hàng liên tục bị trì hoãn. Theo tạp chí Economist của Anh, vào cuối tháng trước Ukraine cuối cùng đã nhận được những chiếc F-16 đầu tiên với số lượng 10 đơn vị.

Theo Tổng thống Zelensky, các máy bay chiến đấu nói trên được Mỹ, Đan Mạch và Hà Lan chuyển giao. Đáng kể nhất, có thông tin F-16 từ Mỹ được rút trực tiếp khỏi thành phần trực chiến của Không quân Vệ binh quốc gia.

Hồi tháng 5, Ngoại trưởng Đan Mạch Rasmussen nói rằng Kyiv sẽ có thể sử dụng máy bay chiến đấu F-16 mà Copenhagen sẽ sớm cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga, mặc dù Hoa Kỳ vẫn chưa chính thức cấp cho Ukraine quyền nói trên.

Nhưng theo giới chuyên môn, việc Washington chấp thuận chỉ còn là vấn đề thời gian, đây cũng là chiến thuật "leo thang dần dần" mà Mỹ theo đuổi kể từ đầu cuộc xung đột tới nay.

Ukraine muốn nhận những tiêm kích F-16C Barak mà Không quân Israel vừa loại biên.
Theo Topwar

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.