Trong đó, yêu cầu khai thác hiệu quả tiềm lực của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên có năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học (NCKH), giáo viên đã hướng dẫn học sinh NCKH, giáo viên đã thực hiện đề tài NCKH sư phạm ứng dụng; đưa nội dung hướng dẫn học sinh NCKH vào sinh hoạt của tổ/nhóm chuyên môn; giao nhiệm vụ cho giáo viên trao đổi, thảo luận về những vấn đề thời sự, những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn trong quá trình học tập, các buổi sinh hoạt lớp, chào cờ, ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo để định hướng, hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu của học sinh;
Tiếp tục xây dựng và phát triển câu lạc bộ Khoa học kĩ thuật trong các cơ sở giáo dục trung học nhằm tạo môi trường cho học sinh nghiên cứu, chia sẻ về kiến thức, kỹ năng và các sản phẩm NCKH; giúp đỡ học sinh trong việc tiếp cận và vận dụng các phương pháp NCKH và sản phẩm khoa học vào thực tiễn; rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho hoạt động NCKH, học tập và trong cuộc sống.
Một trong những nội dung được Sở GD&ĐT nhấn mạnh là các đơn vị phối hợp với các trường cao đẳng nghề, trường đại học (trong và ngoài tỉnh), các trung tâm khoa học công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật tỉnh, huyện/thành đoàn, các nhà khoa học, cha mẹ học sinh trong việc hướng dẫn và đánh giá các đề tài khoa học của học sinh, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị cho học sinh NCKH và tham gia cuộc thi KHKT cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Căn cứ vào các quy định, hướng dẫn về cuộc thi KHKT cấp tỉnh của Sở GD&ĐT, các đơn vị tổ chức cuộc thi KHKT phù hợp với điều kiện thực tế; chọn cử và tích cực chuẩn bị các dự án tham gia cuộc thi KHKT cấp tỉnh. Trong quá trình tổ chức cuộc thi KHKT, các đơn vị cần chú ý gắn kết với các cuộc thi dành cho học sinh trung học như: thi sáng tạo kỹ thuật, thi sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng.