Chính sách tạo nỗ lực đa dạng hóa nguồn thu của trường ĐH ở Châu Âu

GD&TĐ - Đa dạng hóa nguồn thu tạo động lực để trường ĐH chủ động phát triển các chương trình đào tạo chất lượng gắn với thị trường...

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Dưới đây là những chia sẻ theo tìm hiểu của GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - về các chính sách đa dạng hóa nguồn thu nổi bật của chính phủ các quốc gia phát triển châu Âu áp dụng cho hệ thống đại học.

Chính sách tạo điều kiện cho đại học phát triển theo bản sắc doanh nghiệp

Chính phủ tạo ra một khung chính sách để trường đại học xác định mục tiêu hướng về cung cấp dịch vụ cho thị trường gắn với hoạt động cụ thể bên cạnh các mục tiêu học thuật.

Nếu không có khung chính sách khuyến khích trường đại học hướng về thị trường và hoạt động theo bản sắc doanh nghiệp thì hệ thống này sẽ gặp nhiều khó khăn để triển khai các hoạt động khai thác thị trường theo thế mạnh học thuật và không đảm bảo chia sẻ lợi nhuận trong nội bộ vì nguồn thu không được đa dạng hóa từ việc đa dạng các mục tiêu và các hoạt động gắn với thị trường.

Vì vậy, các chính sách của nhà nước hướng đến việc khuyến khích trường đại học phát triển các hoạt động bên ngoài khuôn khổ được quy định của trường đại học và những chính sách này hiểu rằng đại học ngoài sứ mạng cung cấp học thuật còn cung cấp các dịch vụ gắn với thị trường bên ngoài.

Nới lỏng các quy định về hoạt động học thuật đối với trường đại học

Nới lỏng các quy định về hoạt động học thuật là việc nhà nước chỉ quy định khung các phương pháp kiểm định mới cho phép trường đại học linh động hơn trong việc thiết kế giáo trình, giới thiệu các chủ đề học thuật theo yêu cầu của thị trường, mô đun hóa các loại bằng cấp chính quy theo cách mà các mô đun học có thể được áp dụng cho cả chương trình chính quy và chương trình được thiết kế theo yêu cầu của thị trường.

Thúc đẩy trường đại học xây dựng hệ thống khuyến khích trong nội bộ

Giao cho trường đại học tự chủ xây dựng chế độ khuyến khích cho các cá nhân có thành tích tốt hoặc xuất sắc về:

Giảng dạy, nghiên cứu khoa học và dịch vụ đào tạo; tìm kiếm các nguồn lợi nhuận từ các hợp đồng nghiên cứu bên ngoài; đề xuất các giải pháp đổi mới sáng tạo được áp dụng vào trường đại học.

Chính sách cho phép trường đại học thiết kế học phí linh hoạt

Học phí vẫn là một trong những nguồn thu quan trọng đối với trường đại học, nó càng trở nên quan trọng hơn khi chính phủ cắt giảm các nguồn ngân sách bao cấp trước đây hướng về người học.

Các trường đại học tự chủ sẽ được linh hoạt trong thiết kế khung học phí để tạo cơ hội tăng nguồn thu, đồng thời đối diện với sự cạnh tranh trong hệ thống đại học, và sau đó là áp lực phải quản trị tài chính một cách hiệu quả.

Với ưu thế về năng lực cạnh tranh và nền tảng giáo dục và nghiên cứu khoa học trên thị trường giáo dục thế giới, các trường đại học ở các quốc gia phát triển có nhiều cơ hội tăng nguồn thu từ sinh viên quốc tế hơn so với sinh viên trong nước.

Bức tranh khái quát về hành lang chính sách thu học phí ở 28 quốc gia trong EU với xu hướng chung là các quốc gia này áp dụng mức học phí cao đối với sinh viên ngoài EU và sinh viên quốc tế để bù đắp cho phần ngân sách thâm hụt do phải miễn học phí cho sinh viên trong nước và trong EU.

Cụ thể hơn, mức học phí cao ở EU chủ yếu áp dụng cho sinh viên cử nhân và thạc sĩ; trong khi đó, sinh viên tiến sĩ lại nhận được ưu đãi về học phí, và đây có thể xem là công cụ để tạo ra sự hấp dẫn của các quốc gia EU thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và có năng lực nghiên cứu khoa học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.