Dư nợ tín dụng bất động sản chạm ngưỡng 683.000 tỷ đồng

GD&TĐ - Bộ Xây dựng vừa công bố báo cáo thị trường bất động sản (BĐS) quý III/2021.

Do dịch bệnh, DN xây dựng lĩnh vực BĐS gặp nhiều khó khăn.
Do dịch bệnh, DN xây dựng lĩnh vực BĐS gặp nhiều khó khăn.

Trong công bố mới nhất của Bộ này tác động của dịch Covid-19 đến doanh nghiệp (DN) xây dựng, môi giới trong lĩnh vực BĐS là khá nặng nề. Tuy vậy, số DN kinh doanh BĐS thành lập mới lại tăng hơn so với năm 2020.

Cụ thể, theo báo cáo về tình hình hoạt động của DN trong lĩnh vực BĐS, thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Trong 9 tháng đầu năm 2021, số lượng DN tạm dừng kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng là 6.171 DN (chiếm 13,7%), số lượng DN xây dựng chờ giải thể là 4.091 DN (chiếm 12,6%).

Không giống như DN chuyên về xây dựng, 9 tháng đầu năm 2021 thị trường ghi nhận số lượng DN kinh doanh BĐS thành lập mới tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Về tình hình kinh doanh, dù trải qua làn sóng dịch Covid-19 kéo dài suốt 4 tháng với phần lớn các DN đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có một số DN BĐS sau 9 tháng vẫn có lãi lớn và chủ yếu tập trung ở nhóm DN đã niêm yết trên sàn chứng khoán. Riêng các công ty địa ốc chưa lên sàn hầu như không có được kết quả kinh doanh tích cực...

Đáng chú ý, ở lĩnh vực hoạt động môi giới (các sàn giao dịch BĐS) do ảnh hưởng của dịch bệnh, hoạt động của các sàn giao dịch BĐS chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề khi 9 tháng đầu năm 2021 có tới 28% đơn vị có nguy cơ giải thể, phá sản, 32% đơn vị đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì và 40% DN còn khả năng chống đỡ, nhưng không cao.

Thống kê cho thấy, hiện có tới hơn 80% sàn giao dịch BĐS không có doanh thu hoặc doanh thu rất thấp, quỹ lương ngày một cạn kiệt, buộc phải cắt giảm nhân sự (cho nghỉ việc) hoặc cho tạm nghỉ việc không lương.

Việc các sàn giao dịch đứng hình kéo theo số lượng các giao dịch luân chuyển trên thị trường không cao. Thống kê từ thông tin thị trường BĐS của các địa phương cho thấy: Số lượng nhà ở đưa ra thị trường còn tồn, chưa giao dịch tính đến hết tháng 9/2021 ước vào khoảng 15.067 căn.

Riêng dư nợ tín dụng đầu tư vào BĐS thì tăng nhanh. Báo cáo cho biết, tính đến 30/9/2021 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS đạt 682.594 tỷ đồng (trước khi dịch bùng phát, dư nợ là 672.224 tỷ đồng).

Trong đó, dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở chiếm nhiều nhất, lên tới 168.687 tỷ đồng (24,7%) tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS. Kế đến là dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa nhà để bán, cho thuê đạt 105.558 tỷ đồng (15,5%) tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS.

Dư nợ tín dụng đối với cho vay mua quyền sử dụng đất đạt 73.833 tỷ đồng (10,8%) tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS. Trong khi đó, dư nợ tín dụng đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng chỉ là 26.919 tỷ đồng (4%) tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.