Du học sinh tại Nhật Bản gian nan tìm việc

0:00 / 0:00
0:00
GD&TĐ - Nhiều sinh viên nước ngoài tại Nhật Bản lo lắng sẽ gặp khó khăn khi tìm việc làm ở nước này sau khi tốt nghiệp vào tháng 3/2024.
Sinh viên nước ngoài tham dự hội chợ việc làm dành cho người nước ngoài tại Tokyo, Nhật Bản, hồi tháng 2.
Sinh viên nước ngoài tham dự hội chợ việc làm dành cho người nước ngoài tại Tokyo, Nhật Bản, hồi tháng 2.

Nguyên nhân là các chính sách tuyển dụng trong nước chưa phù hợp với ứng viên nước ngoài.

Theo Cơ quan Dịch vụ Nhập cư Nhật Bản, năm 2021, số lượng người nước ngoài làm việc tại nước này là 28.974 người, cao gấp 3 lần so với mức 8.586 người ghi nhận vào năm 2011.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu năm 2021 của Tổ chức Dịch vụ Sinh viên Nhật Bản, chỉ dưới 40% sinh viên nước ngoài tìm được việc làm tại Nhật Bản sau khi tốt nghiệp.

Chị Yan Senlin, 24 tuổi, du học sinh người Trung Quốc, chia sẻ: “Tôi rất lo lắng về khả năng tiếng Nhật của mình. Khi tôi tham gia phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng yêu cầu phải thảo luận bằng tiếng Nhật và điều này khiến tôi cảm thấy khó khăn”. Được biết, chị Yan đã tham gia các khóa học tiếng Nhật và có bằng N1 – chứng chỉ tiếng Nhật cao nhất, nhưng nữ sinh vẫn cảm thấy không tự tin trong giao tiếp.

Bà Ai Osawa, Chủ tịch Vein Global Inc., công ty hỗ trợ sinh viên quốc tế tìm việc làm, cho biết các nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên thành thục tiếng Nhật. Nhiều công ty không muốn tuyển dụng người nước ngoài vì khả năng tiếng Nhật, dù những ứng viên này có thế mạnh trong những khía cạnh khác.

Theo các nhà nghiên cứu, bên cạnh bộ phận doanh nghiệp không mấy hào hứng với ứng viên nước ngoài, sinh viên quốc tế vẫn được coi là tài nguyên quý giá của Nhật Bản, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay. Nhiều công ty tích cực kêu gọi ứng viên tham gia phỏng vấn bất kể là người Nhật hay người nước ngoài và cam kết tuyển dụng dựa trên các thế mạnh khác nhau, không phải riêng ngôn ngữ.

Ngôn ngữ không phải là rào cản duy nhất đối với sinh viên quốc tế khi tìm việc làm tại Nhật Bản. Nhiều sinh viên bị đánh giá là không tìm hiểu về quy trình xin việc nhưng thực tế, họ chưa nhận được sự hỗ trợ từ trường học hay trung tâm tìm việc làm.

Về phía doanh nghiệp, nhiều nhà tuyển dụng không muốn nhận ứng viên người nước ngoài. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp, nhiều sinh viên quyết định không xin việc trong các công ty Nhật Bản mà chuyển hướng làm cho các công ty quốc tế.

Trước bối cảnh trên, Chính phủ Nhật Bản đang thảo luận những chính sách hỗ trợ sinh viên nước ngoài ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp. Mục tiêu của nước này là nâng tỷ lệ sinh viên nước ngoài ở lại làm việc lên 50%, trừ du học sinh tiếp tục học lên cao.

Đơn cử, Bộ Giáo dục Nhật Bản đang hỗ trợ trường đại học và các tổ chức giáo dục mở lớp dạy tiếng Nhật cho du học sinh, đồng thời giáo dục hướng nghiệp và thực hiện các chương trình thực tập. Những dự án này đang được các địa phương và nhiều trường đại học triển khai với hy vọng đạt kết quả khả quan.

Hội đồng Sáng tạo Giáo dục Tương lai của Chính phủ Nhật Bản cũng xem xét các chủ đề như tình trạng cư trú của sinh viên nước ngoài và yêu cầu các công ty đưa ra những thỏa thuận có lợi cho người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản.

Theo The Asahi Shimbun
Cử nhân quốc tế góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Hà Lan.

1/3 cử nhân quốc tế ở lại Hà Lan

GD&TĐ - Dữ liệu từ Cục Thống kê Trung ương Hà Lan cho thấy, cứ 10 sinh viên quốc tế thì có 3 người ở lại Hà Lan làm việc sau khi tốt nghiệp.
Sinh viên quốc tế góp phần tạo nên sự đa dạng trong môi trường học thuật.

Cuộc đua thu hút sinh viên quốc tế

GD&TĐ - Thu hút sinh viên quốc tế là vấn đề mà ngành Giáo dục nhiều nước quan tâm, đặc biệt là các nước có tỷ lệ dân số già và thiếu nhân lực cao.
Đại học Công nghệ Nanyang, một trong những trường tốt nhất Singapore.

10 quốc gia an toàn nhất để du học

GD&TĐ - Chỉ số hòa bình toàn cầu (World Peace Index) mới đây đã công bố danh sách các quốc gia an toàn nhất trên thế giới dành cho sinh viên quốc tế.
Đỗ Trọng Phước Nguyên (bên trái), sinh viên năm thứ nhất, ngành Khoa học sự sống, National University of Singapore cùng bạn bè. Ảnh: NVCC

Bí quyết 'săn' học bổng du học

GD&TĐ - Để vượt qua thử thách khắt khe mà hội đồng tuyển sinh đưa ra, thí sinh cần chuẩn bị hành trang như thành tích học tập, kỹ năng sống, ngoại ngữ…