Du học sinh đóng góp 42 tỷ bảng cho nền kinh tế Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu cho thấy trong năm học 2021 - 2022, sinh viên quốc tế đã đóng góp 41,9 tỷ bảng cho nền kinh tế Anh.

Sinh viên quốc tế đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Vương quốc Anh.
Sinh viên quốc tế đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Vương quốc Anh.

Nghiên cứu của UUKi, tổ chức quảng bá cho các trường đại học Anh ở nước ngoài, Viện chính sách Giáo dục Đại học Anh (Hepi) và Kaplan International Pathways, cho thấy trong năm học 2021 - 2022, sinh viên quốc tế đã đóng góp 41,9 tỷ bảng cho nền kinh tế Anh. Con số này tăng 34% so với mức 31,3 tỷ bảng trong năm học 2018 - 2019.

Du học sinh tại Glasgow, London, Sheffield, Nottingham và Newcastle đóng góp nhiều nhất cho nền kinh tế Anh.

Ông Jamie Arrowsmith, Giám đốc UUKi, cho biết sinh viên quốc tế đã mang lại lợi ích cả về văn hóa và xã hội cho Vương quốc Anh, đồng thời “đóng góp đáng kể” cho nền kinh tế.

“Vương quốc Anh vẫn là một điểm đến thân thiện đối với sinh viên quốc tế. Ngoài ra, đóng góp của du học sinh cho nước Anh vẫn luôn được công nhận và đánh giá cao”, ông Jamie cho hay.

Chuyên gia này nhấn mạnh giáo dục đại học là một trong những lĩnh vực xuất khẩu quan trọng và thành công nhất của Vương quốc Anh. Giáo dục đại học đã đóng góp lớn cho nền kinh tế qua học phí từ sinh viên, chi phí sinh hoạt, chi tiêu của gia đình họ dành cho giáo dục...

Báo cáo trên được công bố trong bối cảnh chính quyền Thủ tướng Rishi Sunak được cho là đang cân nhắc cấm thành viên gia đình của sinh viên quốc tế tại Anh, khi số người di cư đến nước này tăng cao kỷ lục.

Ước tính, năm học 2021 - 2022, 381.000 tân sinh viên quốc tế theo học tại Anh, làm nổi bật sức hấp dẫn trên toàn cầu của các tổ chức giáo dục nước này.

Theo Hepi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.