Đông Á khẳng định vị thế mới

Đông Á khẳng định vị thế mới
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về Đông Á sáng 6/6 tại TP Hồ Chí Minh, với 450 đại biểu, gồm nhiều vị lãnh đạo cao cấp một số nước, quan chức chính phủ, lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu thế giới, các học giả và báo giới quốc tế.
Sự kiện mang tính bước ngoặt đối với vị thế của Đông Á
 
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc Hội nghị.
Phát biểu với báo giới trước thềm Hội nghị, ông Sushant Rao, Giám đốc WEF tại châu Á, cho rằng “đây là Hội nghị mang tính bước ngoặt lịch sử”, lần đầu tiên WEF Đông Á được tổ chức tại một nền kinh tế mới nổi - “một trong những nước phát triển nhanh nhất ở khu vực”
Trong phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng chủ đề của Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á năm nay - “Nâng cao vai trò của Châu Á” rất phù hợp với bối cảnh hiện tại của khu vực.
Các nền kinh tế ở Đông Á đã đối phó khá hiệu quả với cuộc khủng hoảng, có tốc độ phục hồi nhanh nhất và đang trở thành một đầu tàu tăng trưởng của kinh tế thế giới.
Hơn nữa, trong bối cảnh khủng hoảng vừa qua, hợp tác khu vực ở Đông Á có xu hướng được đẩy mạnh, thông qua nhiều cơ chế. ASEAN đã luôn chứng tỏ được vai trò trung tâm, vị thế chủ đạo, đóng góp hiệu quả đối với tiến trình xây dựng thể chế khu vực ở Đông Á và các thể chế liên khu vực ở Châu Á – Thái Bình Dương.
Mặt khác, đặc điểm nổi bật là hướng ngoại cũng đòi hỏi từng nền kinh tế Đông Á cần phải có một vai trò lớn hơn trong nền kinh tế - chính trị toàn cầu trong giai đoạn hậu khủng hoảng.
Ba câu hỏi lớn cho Đông Á
Các nhà lãnh đạo, đại biểu dự phiên khai mạc. 
Các nhà lãnh đạo, đại biểu dự phiên khai mạc. 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng các nền kinh tế Đông Á phải nhìn nhận lại các mục tiêu và ưu tiên cho giai đoạn hậu khủng hoảng đồng thời đã nêu lên 3 câu hỏi lớn cần tìm lời giải đáp để kinh tế Đông Á tiếp tục phát triển mạnh mẽ, vững chắc và đóng một vai trò toàn cầu lớn hơn .  
Thứ nhất, ở cấp độ quốc gia, để duy trì được tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, chúng ta cần có những điều chỉnh gì đối với mô hình phát triển hiện tại?
Thứ hai, ở cấp độ khu vực, liên kết khu vực cần được thúc đẩy như thế nào để hỗ trợ đắc lực cho phát triển kinh tế và làm cơ sở cho vai trò toàn cầu ngày càng lớn hơn của Đông Á?
Thứ ba, ở cấp độ toàn cầu, Đông Á cần có vai trò và trách nhiệm như thế nào đối với các vấn đề chung của thế giới?
Thủ tướng khẳng định, bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ 21, vận hội mới thực sự đã tới với Đông Á, và đây là lúc Đông Á có thể tự tin gánh vác những trọng trách to lớn hơn trong quản trị toàn cầu; "Chúng ta đã có những bước tiến quan trọng, nhưng con đường phía trước còn dài và đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đòi hỏi phải có những cách tiếp cận mới, sự sáng tạo và tư duy đột phá"
Để có thể có một vai trò lãnh đạo quan trọng và xứng đáng hơn trong hệ thống chính trị - kinh tế toàn cầu, mỗi thành viên của cộng đồng Đông Á cần nâng cao vai trò và năng lực lãnh đạo của mình, với tầm nhìn xa trông rộng và hành động nhạy bén, trước hết là ở tầm quốc gia và khu vực.
Giang Đông

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.