Độc đáo giếng cổ Chăm nghìn năm không cạn

GD&TĐ - Hệ thống giếng cổ được cho là của người Chăm xây dựng ở Quảng Trị, có niên đại khoảng 2.000 năm, đã được xếp hạng Di tích đặc biệt quốc gia.

Giếng Pheo ở thôn Tân Văn có kiến trúc hình trụ tròn, tương đối giống với giếng của người dân hiện nay.
Giếng Pheo ở thôn Tân Văn có kiến trúc hình trụ tròn, tương đối giống với giếng của người dân hiện nay.

lHệ thống giếng cổ tồn tại ở xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Trước đây, có tới hàng trăm giếng, nhưng do biến động của thời gian và chiến tranh tàn phá nên số lượng giếng còn lại không nhiều. 14 giếng trong số đó đã được chọn để lập quy hoạch bảo tồn.

Hệ thống giếng cổ ở Gio An có hai loại hình kiến trúc chính: Giếng có nhiều bậc cấp và giếng có bể lắng. Với giếng nhiều bậc cấp thì bậc cao nhất là bể lắng, tiếp đến là bộ phận tràn và bể chứa có hình tròn hay bầu dục được xếp đá chung quanh. Nước được dẫn xuống bên ngoài phục vụ sinh hoạt hằng ngày qua máng đá.

Cạnh giếng Gai có bóng cây lớn, cũng là nơi để học sinh đến vui đùa, học tập.

Cạnh giếng Gai có bóng cây lớn, cũng là nơi để học sinh đến vui đùa, học tập.

Người dân đưa con đến tắm tại giếng Bà. Đây là giếng được tạo nên bằng cách xếp đá xung quanh.

Người dân đưa con đến tắm tại giếng Bà. Đây là giếng được tạo nên bằng cách xếp đá xung quanh.

Người dân xếp đá để dẫn nước từ giếng ra đồng ruộng phục vụ trồng rau.

Người dân xếp đá để dẫn nước từ giếng ra đồng ruộng phục vụ trồng rau.

Hầu hết các lối dẫn xuống giếng cổ được xếp đá theo từng bậc.

Hầu hết các lối dẫn xuống giếng cổ được xếp đá theo từng bậc.

Giếng Đào có kiến trúc tương tự giếng Máng. Nhiều thế kỷ trôi qua nhưng giếng chưa bao giờ cạn nước.

Giếng Đào có kiến trúc tương tự giếng Máng. Nhiều thế kỷ trôi qua nhưng giếng chưa bao giờ cạn nước.

Máng nước được làm bằng đá, chế tác bằng cách gọt đẽo, giữa có rãnh nước chảy.

Máng nước được làm bằng đá, chế tác bằng cách gọt đẽo, giữa có rãnh nước chảy.

Giếng Máng ở thôn Long Sơn có kiến trúc 2 máng nước chảy ra, bên trên là bể lắng, bên dưới máng để sử dụng.

Giếng Máng ở thôn Long Sơn có kiến trúc 2 máng nước chảy ra, bên trên là bể lắng, bên dưới máng để sử dụng.

Giếng Ông và giếng Bà thường được người dân khai thác, sử dụng, vừa sinh hoạt vừa phục vụ sản xuất.

Giếng Ông và giếng Bà thường được người dân khai thác, sử dụng, vừa sinh hoạt vừa phục vụ sản xuất.

Phần tiếp theo của giếng là bể chứa thường sâu khoảng 0,5m, rộng từ 15 - 20m. Cuối cùng là kênh mương dẫn nước từ bể chứa ra ruộng đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Loại giếng thứ hai có kiến trúc đơn giản hơn là chỉ có bể lắng, chiều dài giếng gần 10m, chiều sâu khoảng 0,5m được kè đá chung quanh vách ở ba phía.

Hàng nghìn năm nay, những dòng nước trong veo từ các giếng cổ ở xã Gio An luôn tuôn chảy, không bao giờ khô cạn. Mùa Hè nước mát rượi, mùa Đông nước giếng lại ấm áp, cung cấp nguồn nước không chỉ phục vụ cho sinh hoạt của con người, mà còn hỗ trợ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...