“Đóa hoa ban” nhiệt huyết

GD&TĐ - Sinh ra và lớn lên tại xã Nàn Sán - huyện Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai, Phùng Thu Điệp (dân tộc Nùng) năm 2007 ra trường được phân công về Trường PTDTBT THCS Lầu Thí Ngài - huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

“Đóa hoa ban” nhiệt huyết

Là người con dân tộc, Điệp thấu hiểu bao nỗi cơ hàn mà nhà nông phải gánh chịu đó là từ công việc trồng trọt chăn nuôi đến việc nuôi dạy con tới lớp tới trường.

Từ ba năm học trước, đến nay Điệp được giao nhận tổ trưởng tổ chuyên môn tự nhiên, là thành viên phụ trách ban quản lý bán trú từ phiên họp hội đồng thứ hai của năm học. Buổi đầu, nhận thức chưa thấu, có giáo viên né tránh công việc bán trú như né tránh một vũng bùn. Đầu năm học này, ông hiệu trưởng đi đi lại lại bên hành lang. Trước mắt ông là bản phân công tổ chức đã được phác thảo. Ông gọi Điệp vào phòng và trao đổi:

- Điệp này! Chú phân công cháu phụ trách ban quản lý bán trú, là tổ trưởng tổ chuyên môn tự nhiên là có ý cả.

Ông quay sang:

- Học sinh bán trú sinh hoạt còn chưa nề nếp đâu? Hoạt động vẫn còn mang tính tự phát nhiều. Lại còn có phản ánh có học sinh ăn cơm chiều xong bỏ về nhà, buổi tối không học đâu? Bán trú đang ủ bệnh đấy, chứ không phải bệnh mới phát. Cháu phải tìm phương pháp bào chế thuốc để giải cứu. Không có là nguy đấy.

Như vậy là ta phải tìm ra cách giải cứu mới. Cái đích thì rõ rồi, nhưng con đường thì lại khác. Ta nên chọn lối nào? Thôi, thế là mình lại khổ rồi. Điệp tự nhủ.

Bao dự định cho gia đình năm nay sẽ bị đảo lộn cho mà xem.

Chồng Điệp là Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bắc Hà, nay được điều chuyển lên làm Bí Thư xã Tả Van Chư. Gia đình có hai con nhỏ, một đang học lớp 3, cháu thứ hai học lớp mẫu giáo lớn. Nhiều buổi nhiều ngày Tùng (chồng Điệp) lại phải nằm tại cơ sở xã để hướng dẫn nông dân cách trồng cây sơn tra, cây mận tả van, A Ti Sô để xóa đói giảm nghèo. Nhiều lần còn ở lại xã Tả Van Chư, Nậm Đét đến 3 ngày để trình chiếu, giảng dạy cách sử lý hạt giống, thêm vào là chương trình xây dựng nông thôn mới tại cơ sở.

Những ngày chồng đi vắng, còn mình lại phải ở cơ quan hướng dẫn học sinh kỹ năng sống, đặc biệt là cách chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Ngày quá bận, con cái lại phải nhờ ông bà, trông cậy ở bà đưa đi học buổi sáng, hướng dẫn học buổi tối. Nhiều đêm nhà giáo về muộn, Điệp đứng lặng bên màn nhìn con ngủ, ngoảnh mặt giọt nước mắt lặng thầm. Những lúc ấy, Điệp trấn tĩnh lại và tự nhủ: Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Và trong thời gian biểu, Điệp lại điều chỉnh lại, thêm vào đó là thời gian đi đón con phải có, mặc dù có muộn hơn.

Điệp biết, làm công tác tổ trưởng chuyên môn đã khó, nay lại gánh vác thêm phụ trách ban quản lý bán trú còn khó hơn nhiều. Làm công tác bán trú bận như nuôi con mọn. Phụ trách bán trú là phải gánh gồng bao lo toan, có những học sinh khi được xét duyệt hồ sơ, phụ huynh phấn khởi chia sẻ mừng vui, nhưng được một thời gian ngắn lại muốn trong tuần được ở nhà hai buổi chiều để giúp đỡ gia đình. Lại có những học sinh nữ gia đình không yên tâm trao gửi cho nhà trường để ở bán trú. Theo cha mẹ học sinh thì: Ở nhà thì có bạn trai đến thổi sáo bên hè thì đến trường nhỡ đâu đến trường lại ở trường luôn liệu có an toàn không?... Những day dứt ấy ban giám hiệu biết, các giáo viên chủ nhiệm đều biết.

Nhà giáo Phùng Thu Điệp gặp gỡ ban giám hiệu đem câu chuyện ấy ra bàn và cùng ban giám hiệu tìm ra cách thức giải pháp cứu chữa. Tất cả là trong hệ tư tưởng nhân dân. Để giải bài toán chuyên cần cho học sinh bán trú trước hết là phải động viên các em ở bán trú. Thứ hai là cần phải họp ban quản lý bán trú, phụ huynh học sinh tìm ra cách thức tổ chức, biện pháp hoạt động cho học sinh bán trú. Ba là: Cần làm tốt công tác tư tưởng để nhân dân vào cuộc, UBND xã ủng hộ, các đoàn thể tổ chức các hoạt động cụ thể, thiết thực hiệu quả.

Điệp tâm sự với tôi:

- Chú ạ! Muốn làm công tác bán trú tốt, cần phải nắm vững ba chữ T:

Hỏi về ba chữ đó là chữ gì? Điệp trả lời:

- Đó là: Tận tâm, trung thực, thẳng thắn.

Tôi bật cười về cái lý đó. Một giáo viên dạy Toán mà cũng văn hoa ra phết. Giờ thì ngẫm lại: Nó đúng trong cách thức tổ chức, điều hành về mô hình bán trú và công tác tự quản bán trú.

Điệp đã gieo những hạt nắng mùa xuân vào không gian khu bán trú. Đối với học sinh Điệp đã trở thành bà mẹ hiền thứ hai. Cao hơn là sự tốt bụng, hết lòng vì học sinh đã là khẩu hiệu luôn trong tâm và tim nhà giáo Phùng Thu Điệp.

Điệp tổ chức họp lại ban quản lý bán trú. Phân công lại nhiệm vụ cho từng thành viên. Một quy chế hoạt động được thống nhất và áp dụng. Bản quy chế ấy đã đưa ra những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cán bộ giáo viên phụ trách bán trú ở bốn mức độ. Bản quy chế còn sáng tạo ra các phong trào thi đua đối với học sinh bán trú. Đó là các phong trào thi đua: Giường sạch, phòng đẹp. Cuộc thi kỹ năng nấu cơm, vệ sinh, chia cơm/tuần... Cao hơn cả là cuộc thi chăm sóc rau, nuôi lợn, giữ gìn vệ sinh chung.

Thận trọng và quyết đoán, vượt khó nhưng không nản, đó là bản tính vốn có của nhà giáo Phùng Thu Điệp. Từ đầu năm học, nhà giáo đã đề ra sáng kiến lồng ghép giữa phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương. Theo nhà giáo thì đây là con đường đi rộng rãi, có lộ trình tạo sự chuyển đổi mới, phát triển về mọi mặt trong nhà trường. Hiệu trưởng và công đoàn cơ sở nhà trường trăn trở nghĩ suy và đã thống nhất cao trong hội đồng giáo dục là:

Điệp còn bàn với nhà trường và ban quản lý bán trú phân công học sinh bán trú đã giúp nhà trường hoàn thành, củng cố xây dựng thư viện thân thiện. Hàng ngày, học sinh bán trú sẽ có nhiệm vụ phân loại sách báo, tranh truyện đưa ra thư viện ngoài trời để học sinh tìm hiểu và tham khảo.

Mô hình trường bán trú đã là ngọn lửa tỏa sáng trong sự nghiệp giáo dục Bắc Hà. Kết quả là: Năm học 2016 - 2017 vừa qua phong trào bán trú đã được phòng Giáo dục ghi nhận, hoạt động bán trú của nhà trường đã cho trái ngọt. Nhà trường đã đạt giải trong cuộc thi trường học có học sinh bán trú. Năm học nào trường cũng có học sinh giỏi là những học sinh nằm trong diện bán trú. Mô hình bán trú đã phù hợp với sức dân và lòng dân. Số lượng học sinh ở bán trú đến nay là 89 học sinh, chất lượng giáo dục ngày một nâng cao và cải thiện. Sự gắn kết của trường bán trú đã được nâng lên với tầm cao mới.

Và như luồng gió mới, phong trào bán trú đi lên, với những cái tên: Lý Thị Séng (học sinh lớp 8), Ly Seo Dìn (học sinh lớp 9) đạt giải Nhất hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh, riêng Séng được tham dự Hội khỏe cấp khu vực, Vàng Thị Tâu đạt giải Nhất văn nghệ cấp tỉnh với tiết mục thổi khèn lá, học sinh Vàng Thị Sơn, Giàng Thị Dung (lớp 9) đạt giải Khuyến khích cuộc thi vẽ tranh: Em yêu bản làng quê em năm 2015. Em Vàng Seo Sếnh học sinh lớp 9, em Vàng Thị Ngọc Mơi học sinh lớp 7a vừa qua cũng đạt giải Ba và giải Khuyến khích trong cuộc thi này do báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức. Năm 2015, 2017 nhà trường có sản phẩm tham gia nghiên cứu khoa học.

Phong trào thi đua trường học có học sinh bán trú của nhà trường ngày càng được củng cố, hoàn thiện. Học sinh đến trường, học tập và lao động ngoan hơn, chăm hơn. Động lực thúc đẩy là các phong trào thi đua ngắn hạn và dài hạn, trong đó có sự đóng góp đáng kể của nhà giáo Phùng Thu Điệp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.