Thương hiệu "chè Thái - gái Tuyên"
Giống như hương vị thơm ngọt cứ mãi vấn vương của chè Thái, con gái Tuyên Quang với nét đằm thắm, thanh thoát luôn làm say lòng người đối diện.
Người con gái nơi đây không chỉ cuốn hút ở hình thức bên ngoài mà còn khéo “lấy lòng” người khác với vẻ đẹp tâm hồn. Đó là nét dịu dàng, nết na, sự tinh tế trong cách ăn, ở, đi đứng, nói năng.
“Chè Thái, gái Tuyên” – câu nói quen thuộc đã trở thành “thương hiệu”. (Ảnh minh họa).
Theo một số tài liệu ghi lại, nơi này xưa là thành trì của vua tôi nhà Mạc nên có nhiều mỹ nhân tụ hội làm thê thiếp. Khi vương triều sụp đổ, nhiều cung tần ly tán và cưới dân thường, dần sinh sôi bao thế hệ người con gái đẹp.
Thêm nữa, đây là vùng đất trung du miền núi có sông Lô, hồ Na Hang, núi Bạch Mã, Cham Chu... hội đủ linh khí hiền hòa lẫn hoang dã dữ dội của trời đất, nên con người cũng luôn khỏe đẹp, tươi vui.
Gái Hà thành – cốt cách thanh lịch
Sống trên đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến, phụ nữ Tràng An được trời phú cho nét đẹp trang nhã, thùy mị pha chút nghiêm nghị mà ai chưa hiểu sẽ lầm là kiêu kỳ. Cốt cách Hà Nội cũng được thể hiện đậm nét qua phong thái đoan trang, tướng đi đứng, cách nói năng vừa nghiêm ngắn, vừa mềm mại, dịu dàng.
Hai chữ "thanh lịch" là chính xác nhất để hình dung về vẻ đẹp của một phụ nữ Hà thành. (Ảnh minh họa).
Nét tề chỉnh là đặc trưng của người con gái đẹp Hà thành, sang trọng mà không loè loẹt, dù chỉ mặc áo vải thường cũng vẫn phẳng phiu, gọn ghẽ.
Con gái Hà Nội “chuẩn” chỉ phớt qua một chút phấn, phủ một lớp son nhẹ, kín đáo một giọt nước hoa nơi bàn tay, chỉ thoảng nhẹ như một hương nhài cũng đủ làm người người say đắm.
Người con gái đẹp Nha Mân – hậu duệ của cung tần mỹ nữ xưa
Nha Mân là địa danh thuộc xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Hàng trăm năm nay, Nha Mân nổi danh là vùng đất có nhiều người con gái đẹp.
“Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh. Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân”. (Ảnh minh họa).
Theo một số tài liệu ghi lại, vào năm 1785, chúa Nguyễn Ánh sau khi thua quân Tây Sơn trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút đã cùng cả đoàn từ tướng đến quân, tùy tùng, hậu cung theo sông Tiền bỏ trốn.
Đến vùng Nha Mân này, bị quân nhà Nguyễn truy đuổi gắt quá nên buộc phải bỏ lại hàng trăm thê thiếp để chạy thoát.
Những mỹ nhân bị “bỏ rơi” sau đó lấy chồng là người địa phương, trở thành nông dân nhưng con cái do họ sinh ra đều đẹp như tiên đồng ngọc nữ.
Thêm nữa, người ta lí giải rằng, do nơi đây là vùng đất nằm giữa hai bờ sông Tiền, sông Hậu, khí hậu ôn hòa, mát mẻ, sông nước êm đềm cũng là một phần tạo nên vẻ đẹp nhan sắc cho phụ nữ ở đây.
Mường So – “Vùng đất mỹ nữ” ở Tây Bắc
Ở thung lũng Mường So (Phong Thổ, Lai Châu) có một truyền thuyết kể về Nàng Han - người con gái Thái tài giỏi và có vẻ đẹp vẹn toàn nhất trời Tây Bắc.
Khi giặc ngoại xâm kéo đến xâm lược Mường So, Nàng Han đã anh dũng đứng lên kêu gọi trai tráng dựng cờ giết giặc. Thắng trận trở về, nàng được nhân dân trong vùng suy tôn là “nữ tướng”.
Một đêm sáng trăng, Nàng Han trút bỏ bộ áo cóm - một trang phục của thiếu nữ Thái, để bay về trời. Bộ váy áo đó đã biến thành dòng suối Mường So mà bất cứ người con gái nào tắm ở đó đều có làn da đẹp tựa ban trắng trên rừng, môi đỏ như quả bồ quân.
Ngay cả đến nay, Mường So vẫn vang danh là vùng đất nhiều mỹ nữ. (Ảnh minh họa).
Cũng từ ngày ấy, các vị vua, chúa đất ở khắp miền Tây Bắc đều cho người đi tìm những cô gái đẹp ở Mường So mang về dinh thự. Họ mong muốn được diện kiến nét đẹp đến mê hồn của những cô gái với điệu xòe Thái làm nghiêng ngả núi rừng.
Các cô được chọn phải có làn da thật trắng, mái tóc đen nhánh, đôi chân cao thẳng, eo thắt, ngực nở và nhất là gương mặt phải đậm đà, xinh tươi như đóa hoa rừng mới nở.
“Thủ phủ” miền gái đẹp xứ Thanh
Vùng Suối Nủa (xã Lũng Cao, huyện Bá Phước, Thanh Hóa) từ lâu đã được biết đến, bởi con gái nơi đây ai cũng sở hữu làn da ngọc ngà trắng nõn.
Suối Nủa còn gắn liền với câu chuyện tình buồn của nàng Xuyên và anh chàng Nủa. Do gia đình ngăn cản không cho lấy nhau, nàng Xuyên chạy lên ngọn núi Pha Bó đập đầu vào vách đá mà chết.
Tại chỗ cô gái chết lại hóa thành một dòng nước thần. Lạ kỳ, khi gái bản được tắm dòng suối này thì ai cũng có làn da trắng muốt như mầm măng bóc.
Hiện nay, để tìm được những dòng suối có sơn nữ tắm tiên quả là một điều cực kỳ hiếm hoi.
Nơi đây còn có một thông lệ, cứ chiều tà hoặc xế trưa là các cô gái bản lại hòa mình xuống dòng nước trong veo, tiếng cười văng vẳng bay xa xao động cả đất trời.
Nhiều nhiếp ảnh gia không quản ngại khó khăn, vượt núi băng rừng hằng mong được xem một lần thiếu nữ vùng cao “tắm tiên”. Nhưng để tránh sự soi mói của những ánh mắt tò mò, các sơn nữ Thái giờ thường chọn những nơi kín đáo, ít người qua lại.
"Thôn cung nữ" toàn gái đẹp ở Quảng Ninh
Ở vùng đất phật Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh), có thôn Năm Mẫu được mệnh danh là “thôn cung nữ”, nổi tiếng nhiều người con gái đẹp.
Người ta kể lại rằng 700 năm trước, thượng hoàng Trần Nhân Tông khi vào Yên Tử tu luyện có 300 cung tần mỹ nữ đi theo. Khi đến Yên Tử, do không được thượng hoàng cho ở cùng nơi đất Phật, mà đường về kinh đô lại bị tân vương phong tòa. Ở thế tiến thoái lưỡng nan, các cung tần mỹ nữ không còn cách nào khác đành trầm mình xuống suối.
Trong số 300 người đó, có 5 cô được làng người dân tộc thiểu số Dao Thanh Y dưới chân núi Yên Tử cứu sống.
Để cảm ơn cứu mạng, họ đã tình nguyện kết duyên với 5 chàng trai bản địa. Kể từ đó, hậu duệ bao đời được hưởng vẻ đẹp sắc nước hương trời của mỹ nữ lại thêm phong thái duyên dáng thanh lịch của vương triều.
Tuy không được học cao hiểu rộng nhưng con gái Thượng Yên Công nói năng nhỏ nhẹ, ý nhị, lịch lãm chẳng khác gì con gái miền xuôi.
Cái đẹp của con gái Thượng Yên Công nổi tiếng khắp nước, con trai từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... đua nhau về đây kiếm vợ, thậm chí cả Việt kiều xa xôi cũng tìm về chọn người kết tóc xe tơ.