Điểm yếu lớn nhất của tiêm kích J-20 đã được giải quyết

GD&TĐ - Tiêm kích tàng hình J-20A của Trung Quốc được phát hiện đã gắn động cơ WS-15, đây là bước tiến nhảy vọt.

Điểm yếu lớn nhất của tiêm kích J-20 đã được giải quyết

Các nhà phát triển Trung Quốc đã không thể đưa động cơ WS-15 lên đến mức có thể chấp nhận được về mặt công nghệ dù đã thực hiện dự án trong nhiều năm. Thiết bị này dành cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mới nhất J-20A, và nếu thiếu nó, tiêm kích tàng hình của Bắc Kinh không thể phát huy hết tiềm năng.

Tuy nhiên mới đây báo chí nước này đã đăng tải bức ảnh chụp một chiếc J-20A được trang bị WS-15, đánh dấu một bước đột phá công nghệ lớn đối với Trung Quốc.

"Vấn đề chính của máy bay đã được giải quyết. Động cơ phản lực cánh quạt mới do Trung Quốc phát triển trong nước dự kiến ​​sẽ mang lại hiệu suất vượt trội cho máy bay chiến đấu tàng hình J-20A", ấn phẩm The War Zone (TWZ) của Mỹ nhận xét.

Như đã đề cập, J-20A là phiên bản một chỗ ngồi cải tiến của biến thể J-20 cơ sở, có phần thân được thiết kế lại ở mũi và buồng lái nâng cao một chút, đồng thời cũng có chỉnh sửa để cài đặt động cơ WS-15. Không gian bổ sung ở phần đuôi dự kiến nhằm mục đích chứa thêm hệ thống điện tử hàng không và/hoặc nhiên liệu.

"Động cơ WS-15 được kỳ vọng sẽ thu hẹp đáng kể khoảng cách giữa máy bay chiến đấu Trung Quốc và các tiêm kích mới nhất của phương Tây", tác giả bài viết tin tưởng.

Các mẫu thử J-20 và phiên bản sản xuất đầu tiên được trang bị động cơ phản lực cánh quạt AL-31 do Nga sản xuất, sau đó là các động cơ thuộc dòng WS-10 của Trung Quốc với lực đẩy tối đa từ 14,5 đến 15,9 tấn có đốt sau.

Trong khi đó động cơ WS-15 có khả năng tạo ra lực đẩy ít nhất 16,3 tấn khi đốt sau, với mục tiêu cuối cùng là đạt tới 18,1 tấn. Điều đáng chú ý là trong khi các biến thể WS-10 có vòi phun vector lực đẩy thì hiện tại ở WS-15, nó vẫn sử dụng vòi phun tiêu chuẩn.

458669169_1057772569686139_363820586009238115_n.jpg
Động cơ WS-15 đã được cài đặt trên tiêm kích tàng hình J-20A.

"Có khả năng, việc tăng hiệu suất như vậy nghĩa là J-20A tạo ra lực đẩy mạnh hơn F-22 Raptor - máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 tương đương duy nhất hiện đang phục vụ rộng rãi", tờ TWZ tin tưởng, và dường như coi Su-57 không đáng để quan tâm.

F-22 được trang bị hai động cơ Pratt Whitney F119, mỗi chiếc tạo ra công suất khoảng 15,9 tấn ở chế độ đốt sau hoàn toàn.

Theo nhận xét, mặc dù vẫn còn những câu hỏi về hiệu quả sử dụng nhiên liệu và các yêu cầu bảo trì của WS-15, đặc biệt là thời gian giữa các lần đại tu, nhưng ưu điểm chính mà nó mang lại là lực đẩy.

Thực tế này có thể đặt J-20A vào nhóm ưu tú của các máy bay chiến đấu hiện đại, giúp phi công chiếm được vị trí thuận lợi nhanh hơn đối phương và tăng cơ hội chiến thắng.

Báo cáo năm 2023 của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự của Trung Quốc cho biết, J-20 có thể đạt được khả năng bay hành trình siêu âm với động cơ WS-15.

"Nhưng đây không phải là điều gây mất ngủ, mặc dù chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ Trung Quốc và xem họ đang phát triển chiến đấu cơ của mình như thế nào", Tướng Kenneth Wilsbach, người đứng đầu Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cho biết.

Như đã lưu ý, việc phát triển động cơ phản lực hiện đại, hiệu suất cao từ lâu đã trở thành gót chân Achilles của ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc. Nhiều loại máy bay chủ chốt của không quân nước này từ lâu đã phụ thuộc vào sản phẩm của Nga.

"Nhưng bây giờ điều này đã là quá khứ. Tất cả các loại máy bay chiến đấu tiền tuyến chủ chốt của Trung Quốc đều được trang bị động cơ thiết kế và sản xuất trong nước", tờ TWZ kết luận.

Tiêm kích tàng hình J-20 Mighty Dragon của Trung Quốc.
Theo The War Zone

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.