Di sản “khóc” vì giới trẻ “cuồng thể hiện cái Tôi

Là công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng ở trung tâm TPHCM, song những viên gạch gần 140 tuổi trên tường của nhà thờ Đức Bà đang bị bôi bẩn.

Di sản “khóc” vì giới trẻ “cuồng thể hiện cái Tôi
Không có tường rào bao quanh như những công trình kiến trúc khác tại TP HCM, nhà thờ Đức Bà trở thành một
Không có tường rào bao quanh như những công trình kiến trúc khác tại TPHCM, nhà thờ Đức Bà trở thành một "vòng xoay" bất đắc dĩ và rất dễ bị xâm phạm bởi giao thông và các sinh hoạt của người dân. Nhìn xa, vẻ ngoài của nhà thờ 138 tuổi vẫn uy nghi lộng lẫy, song trên các viên gạch xuất hiện hàng nghìn nét chữ nguệch ngoạc được viết bằng bút xóa của học sinh.
Những chữ viết với nội dung
Những chữ viết với nội dung "I love you more than I can say", "Con yêu Dady", "Q. Như đã ở đây", "Thảo yêu Đăng", "Để tao chống mắt lên coi bay yêu nhau được bao lâu", "Cầu xin Chúa hãy mang xe về cho con"... chi chít trên các bức tường xung quanh nhà thờ. Thậm chí nhiều chỗ còn bị sơn xịt lên. Tại một số góc khuất ở chân tường của nhà thờ cũng là nơi để quăng rác, hoặc tiểu tiện.
Linh mục Vương Sĩ Tuấn - phụ tá tại nhà thờ Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn - cho biết, tình trạng các bạn trẻ viết, vẽ bậy lên tường xuất hiện đã hơn một năm nay. Họ tới công viên gần nhà thờ để uống cà phê, vui chơi rồi chụp ảnh vì nhà thờ là một công trình kiến trúc đẹp. Tuy nhiên, rất nhiều người trong số họ nổi hứng viết lung tung lên tường.
Linh mục Vương Sĩ Tuấn - Phụ tá tại nhà thờ Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn - cho biết, tình trạng các bạn trẻ viết, vẽ bậy lên tường xuất hiện đã hơn một năm nay. Họ tới công viên gần nhà thờ để uống cà phê, vui chơi rồi chụp ảnh vì nhà thờ là một công trình kiến trúc đẹp. Tuy nhiên, rất nhiều người trong số họ nổi hứng viết lung tung lên tường.
"Các bạn trẻ không ý thức được điều họ làm là không đúng đối với một công trình kiến trúc nổi tiếng. Họ không có trách nhiệm với đời sống chung", vị linh mục nói.
Không chỉ Nhà thờ Đức Bà, tượng đài chiến thắng Bồ Bồ (tỉnh Quảng Nam), Văn miếu Quốc tử giám (Hà Nội), và những khu di tích khác cũng khiến cho nhiều người tham quan bức xúc khi chi chít những dòng chữ bậy bạ do một số người thiếu ý thức viết lên.
Không chỉ Nhà thờ Đức Bà, tượng đài chiến thắng Bồ Bồ (tỉnh Quảng Nam), Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), và những khu di tích khác cũng khiến cho nhiều người tham quan bức xúc khi chi chít những dòng chữ bậy bạ do một số người thiếu ý thức viết lên.
Tượng đài chiến thắng Bồ Bồ được xây dựng để kỉ niệm chiến thắng lịch sử ngày 19/7/1954, ngay đêm trước ngày ký kết Hiệp định Geneva (20/7/1954).
Hầu hết, các phần trên bức tượng đều bị bôi bẩn, viết tục.
Một tượng đài quan trọng như thế nhưng đáng tiếc không được ngành chức năng trông coi cẩn thận, để những người thiếu ý thức vẽ lên khắp thân và phù điêu tương đài bằng những câu chữ hết sức bậy bạ, tục tĩu mà bất kỳ ai đến tham quan cũng đều giận dữ, không thể chấp nhận được.
Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) cũng bị người tham quan viết, vẽ bậy lên. Chiếc chuông Nhà Thái Học bị người tham quan, đặc biệt các bạn trẻ thi nhau viết, vẽ thư pháp lên chuông.
Bên trong tháp chuông.
Bên cạnh đó, thay vì tập trung “chuyên môn” để viết chữ Hán Nôm cho đẹp thì các ông đồ trên phố Văn Miếu (Hà Nội) còn bị phân tán tâm trí vào việc viết tên nguệch ngoạc lên bờ tường của di tích này, nhằm giành một chỗ ngồi cho mình.
Người viết bằng phấn trắng, kẻ tô bằng sơn, thậm chí có người còn “thảo” luôn cả mực tàu lên bờ tường. Viết tên không thôi chưa đủ, có ông đồ còn cẩn thận kẻ “sổ đỏ” trắng toát, chạy suốt một mạch từ trên bờ tường xuống tận dưới vỉa hè. Mỗi người tự chiếm lấy một khoảng rộng chừng 2 - 3 m2, sau đó mới yên tâm khoanh chân mà bán chữ.
Tháp Hòa Phong (Hà Nội), là di tích duy nhất còn lại của ngôi chùa Báo Ân nổi tiếng, còn gọi là chùa Quan Thượng dựng đời Minh Mệnh (1842) trên nền cũ của Lầu Ngũ Long cũng bị bôi bẩn gây hiểu lầm cho khách nước ngoài đây là tháp tình yêu.
Trên tường tháp hiện nay, lớp chữ này chưa kịp mờ đã bị dòng khác viết đè lên… tất cả chỉ để minh chứng cho tình yêu của tuổi trẻ. Nhiều bạn còn kí tên, kèm theo ngày tháng năm ở phía dưới cho thấy tình trạng viết, vẽ bậy lên tháp vẫn tiếp diễn.
Nhiều nhất là những dòng chữ viết bằng bút xóa, tiếp sau là phần khắc chữ, rồi đến sử dụng bút bi, bút lông… thậm chí cả nghệ thuật vẽ Graffiti cũng góp mặt. Tháp Hòa Phong ngày càng trở nên nhem nhuốc.
Theo baodatviet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ