Di chúc của nhà tiên tri Vanga viết những gì?

Baba Vanga sinh ra ở Vangelia Goushterova, Bungari ngày 31/1/1911 và qua đời vào ngày 11/8/1996). Bà là nhà tiên tri nổi tiếng thế giới khi đưa ra nhiều lời tiên đoán chuẩn xác.

Di chúc của nhà tiên tri Vanga viết những gì?

Trong đó, 80% dự đoán của bà lão mù Vanga đã trở thành hiện thực, có thể kể đến như: Chiến tranh thế giới II, vụ tàu ngầm Kurst (Nga) bị chìm, vụ khủng bố tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới ngày 11/9/2001 tại New York (Mỹ)...

Cái chết của bà có điểm đáng ngờ khiến mọi người nghi ngờ về nguyên nhân nhà tiên tri Vanga chết trong lúc phẫu thuật mà không thể để lại bất cứ lời trăn trối nào. Cụ thể, khi các bác sĩ vừa mới bắt đầu phẫu thuật mở khí quản cho bà thì nguồn điện đột nhiên bị mất. Khi đó, Vanga làm phẫu thuật ở bệnh viện lớn nhất Sofia.

Nhiều người nhận định, tại một bệnh viện lớn như vậy ở Sofia, để đề phòng các sự cố điện xảy ra trong lúc phẫu thuật, bệnh viện này có nguồn điện dự trữ và cả máy phát điện riêng. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì mà nguồn điện bị cắt và nguồn điện dự trữ cũng không được sử dụng khiến bà lão mù Vanga qua đời ngay trên bàn mổ.

Sau khi bà qua đời, di chúc của Vanga được công bố vào ngày 13/8/1996. Theo đó, tất cả tài sản của bà từ nhà ở, tiền tiết kiệm... đều được trao cho nhà nước. Con cháu bà không được thừa hưởng một xu nào trong khối tài sản ấy.

Chính vì vậy, những người thân của nhà tiên tri mù vô cùng bàng hoàng. Bởi lẽ, mặc dù không có con cái nhưng bà rất yêu quý, nuôi dưỡng và coi hai cháu của người em gái như con đẻ.

Trong số những tài sản của nhà tiên tri Vanga có một ngôi nhà ở Petrich. Khi còn sống, bà cũng muốn biến nơi này thành bảo tàng sau khi qua đời. Người thân cũng rất ủng hộ ước muốn này của bà. Tuy nhiên, sau khi di chúc của Vanga được công bố, ngôi nhà đã bị bỏ hoang, không người trông nom.

Thêm vào đó, toàn bộ tiền tiết kiệm của Vanga được quyên tặng cho chính quyền nhằm xây dựng nhà trẻ. Trên thực tế, khoản tiền bà Vanga được chính phủ trả lương hằng tháng cho công việc tiên tri đều gửi vào tài khoản ngân hàng nhưng bà không bao giờ rút một đồng nào ra tiêu. Khoản tiền này cũng được trao cho nhà nước.

Người thân của Vanga tỏ ra nghi ngờ tính chân thực của bản di chúc này. Họ cho rằng đó là bản di chúc giả mạo và đã đệ đơn kiện lên chính quyền. Khi đó, người thân của bà đã thắng kiện.

Tuy nhiên, đến năm 2002, Tòa án tối cao lại hủy bỏ quyết định thắng kiện năm xưa của gia đình bà Vanga. Chính vì vậy, cuộc chiến pháp lý giữa họ hàng của bà Vanga với chính quyền Bungari vẫn âm ỉ tiếp diễn. Họ tiếp tục đệ đơn kiện lên chính quyền vào năm 2007 nhằm làm sáng tỏ bản di chúc được cho là giả mạo sau khi Bungari gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Theo Kienthuc.net.vn

Theo Tấm gương

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ