Đề phòng những bệnh thường gặp ở trẻ dịp Tết

GD&TĐ - Thời điểm Tết, trẻ thường nhiễm các loại siêu vi gây sốt như rubella, parvovirus,… Bệnh thường biểu hiện sốt cao liên tục trong 3 ngày đầu, sau đó sốt sẽ giảm đi và hết hẳn vào ngày thứ 5, 6 của bệnh.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Sau đó, trên người trẻ sẽ trổ ra những mảng ban hồng, lan từ mặt đến chân rồi lặn dần đi. Bệnh này thường khiến trẻ mệt mỏi, li bì và mất nước do sốt.

Hầu hết các virus gây sốt phát ban đều lây lan qua đường hô hấp. Do đó, phụ huynh có thể phòng tránh bằng đeo khẩu trang cho trẻ, tránh tiếp xúc với người bệnh. 

Ngoài ra, dùng các loại thức ăn uống giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế ngay khi trẻ có biểu hiện sốt. Ngoài ra, phụ huynh còn có thể đưa trẻ đi chích ngừa Sởi - Quai bị - Rubella từ 12 tháng tuổi.

Thủy đậu/Trái rạ:ư

Theo bác sĩ Dư Minh Trí, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, dịp Tết cũng là thời điểm các loại vi rút gây bệnh vào thời điểm này có đặc tính hoạt động mạnh và cũng do đặc tính của mùa xuân như có nhiều phấn hoa, thời tiết lạnh, độ ẩm cao… gây các bệnh như dịch cúm mùa, sốt phát ban, thủy đậu/trái rạ…

Đối với dịch sốt phát ban, thời điểm này bé thường nhiễm các loại siêu vi gây sốt như rubella, parvovirus,… bệnh thường biểu hiện sốt cao liên tục trong 3 ngày đầu, sau đó sốt sẽ giảm đi và hết hẳn vào ngày thứ 5,6 của bệnh. Lúc này, trên người trẻ sẽ trổ ra những mảng ban hồng, lan từ mặt đến chân rồi lặn dần đi. Bệnh này thường khiến trẻ rất mệt mỏi, li bì và mất nước do sốt.

Hầu hết các vi rút gây sốt phát ban đều lây lan qua đường hô hấp nên quý phụ huynh có thể phòng tránh bằng đeo khẩu trang cho trẻ, tránh tiếp xúc với người bệnh, dùng các loại thức ăn uống giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng và đi khám bệnh ngay khi trẻ có biểu hiện sốt.

Lưu ý rằng các thuốc phòng bệnh của trẻ không giống với các thuốc dành cho người lớn do đó các bậc phụ huynh nên đưa bé đến khám tại các bác sĩ nhi khoa để nhận được hướng dẫn phòng bệnh phù hợp với trẻ.

Bệnh hen suyễn ở trẻ hay còn gọi là hen phế quản

Bệnh thường gặp ở trẻ em, chiếm hơn 20% các bệnh về phổi ở trẻ nhỏ, đứng hàng thứ ba sau bệnh viêm phế quản và viêm phổi.

Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng, nhưng các nghiên cứu cho thấy bệnh thường xảy ra ở những trẻ có cơ địa dị ứng như: Dị ứng theo mùa, dị ứng với cây cỏ, phấn hoa, nấm mốc... nên dễ bị kích thích. Chính vì vậy, khi thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường, đang ấm chuyển lạnh đột ngột, sau gió mùa đông bắc thường có những đợt gió nồm, mưa phùn ẩm ướt, không khí bão hòa hơi nước, tạo điều kiện thuận lợi cho cơn hen xuất hiện.

Với trẻ đã có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, khi cận Tết cũng là lúc giao mùa đông - xuân, trẻ rất dễ bị tái phát và bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó, không khí lạnh hoặc ấm áp đột ngột ngày cận Tết sẽ làm cho tình trạng hen suyễn của trẻ trở nặng. Khi dọn nhà, bụi phát tán cũng làm tăng nguy cơ tiếp xúc với khói bụi ở trẻ, khiến căn bệnh này thêm trầm trọng.

Đặc biệt, những trẻ đã có sẵn các bệnh mạn tính như: Viêm phế quản mạn, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, suy dinh dưỡng mạn tính, mắc các bệnh lý tim mạch bẩm sinh... thường sẽ bị mắc bệnh nặng hơn và dễ bị những biến chứng nặng nề so với những trẻ bình thường khác. Nhiều trường hợp trẻ bị hen suyễn phải đi cấp cứu khiến cha mẹ rất lo lắng.

Bệnh cảm lạnh

Khi thời tiết trở lạnh vào xuân là thời điểm trẻ dễ bị cảm lạnh do virus ở mũi và họng (đường hô hấp trên). Theo thống kê, trẻ em dưới 6 tuổi trung bình bị từ 6 - 8 đợt cảm lạnh trong năm (có thể 1lần/tháng), với triệu chứng kéo dài trung bình 14 ngày. Những trẻ đi nhà trẻ dường như bị cảm lạnh nhiều hơn trẻ được chăm sóc tại nhà.

Rối loạn tiêu hóa

Do ngày Tết mọi việc bận rộn nên ngay cả bữa ăn hàng ngày cũng qua loa. Việc tiện gì ăn đó cho đơn giản, ăn quá bữa, ăn các món chế biến sẵn, ăn lại thức ăn nấu vẫn còn thừa… nên trẻ rất dễ xảy ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Trẻ có thể ăn nhiều thứ cùng lúc, ăn những thức ăn lạ, thức ăn bên ngoài không đảm bảo chất lượng, thức ăn bị nhiễm khuẩn. Ở mức độ nhẹ, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện tiêu chảy hoặc táo bón… Đây là tình trạng phổ biến thường gặp ở những ngày cận Tết và trong Tết.

Dịch tiêu chảy cấp do Rotavirus

Rotavirus là virus dễ lây lan vì chỉ cần nhiễm một lượng nhỏ cũng có thể gây bệnh cho trẻ. Bệnh thường biểu hiện đầu tiên bằng nôn ói nhiều lần trong 1 - 2 ngày đầu tiên. Sau đó, ói sẽ bớt đi và trẻ bắt đầu tiêu chảy. Trẻ thường tiêu chảy nhiều lần trong ngày khiến trẻ nhanh chóng bị mất nước.

Bệnh thường tự khỏi sau 5 - 6 ngày bệnh nếu trẻ được bồi hoàn nước đầy đủ. Tuy nhiên, việc bồi hoàn nước cho trẻ bị nhiễm Rotavirus thường không dễ dàng do trẻ rất dễ bị nôn khi đút nước cho trẻ uống.

Để phòng Rotavirus, phụ huynh có thể cho trẻ uống vaccine ngừa bệnh từ 6 - 8 tuần tuổi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.