Để làm tốt bài thi môn Địa lý

GD&TĐ - Nhiều thí sinh có thư hỏi về kinh nghiệm làm bài thi môn Địa lý tại Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 này, cách ôn thi sao cho hiệu quả, cách thức làm bài ở một số nội dung? Các câu hỏi của thí sinh đã được chúng tôi chuyển đến nhiều giáo viên Địa lý.

Để làm tốt bài thi môn Địa lý

Hộp thư tuyển sinh xin trả lời:

Cách thức ôn và làm bài thi ở môn Địa lý tốt nhất là nên ôn thi theo chủ điểm vì khi đó em sẽ học được cách tổng hợp kiến thức trong chương trình theo những cách sát với yêu cầu khi đi thi. Hơn nữa các chủ điểm thường có liên quan đến nhau, tạo điều kiện để em củng cố và mở rộng kiến thức. Các bạn cần lưu ý môn Địa lý là một môn học có tính tổng hợp cao, bao gồm cả Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế xã hội. Trong chương trình Địa lý lớp 12 chỉ đề cập đến Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam. Để học tốt môn Địa lý ở lớp 12 cần nắm vững kiến thức Địa lý lớp 10 (Địa lý kinh tế xã hội đại cương).

Học Địa lý không có nghĩa là học thuộc lòng mà phải hiểu được những đặc điểm chung nhất về sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, cần biết liên hệ với thực tế của đất nước. Trong các vấn đề của Địa lý lớp 12 có thể gộp thành các nhóm vấn đề sau đây: 1. Các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội; 2. Dân cư và lao động; 3. Các ngành kinh tế; 4. Các vùng kinh tế. Trước hết phải nắm vững các nguồn lực ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế, ảnh hưởng đến sự phát triển của các vùng kinh tế.

Những kiến thức này (trong chương trình) không nhiều và có thể vận dụng vào các tình huống khác nhau. Các số liệu và các địa danh cũng chỉ cần nhớ những cái gì là tiêu biểu. Khi học Địa lý nếu biết sử dụng bản đồ và Atlas thì việc ghi nhớ sẽ dễ dàng hơn nhiều. Thí sinh cũng cần đặc biệt lưu ý là những năm gần đây, đề thi hay đưa theo hướng mở nhằm đánh giá độ hiểu biết, khả năng suy luận của thí sinh. Ví dụ như các nội dung về lãnh thổ, lãnh hải và kinh tế biển…. nên để làm tốt bài thi các em cũng phải nắm vững những vấn đề thời sự kinh tế của đất nước.

Bạn đọc có email hoanghoa…@gmail.com hỏi, Việt Nam là một nước có tiềm năng kinh tế biển rất lớn, tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng. Vậy có phải đề thi sẽ chắc chắn phải có nội dung nằm trong các vấn đề liên quan không?

Hộp thư tuyển sinh xin trả lời:

Những vấn đề bạn vừa nêu đều có đề cập đến trong nội dung sách giáo khoa thì cũng có nghĩa là không loại trừ khi ra đề. Tuy nhiên, không phải là đề sẽ chắc chắn ra vào những nội dung đó. Có nhiều cách để kiểm tra kiến thức của thí sinh như hỏi về sự phân bố của một số loại khoáng sản chủ yếu nhất (dầu khí, than...). Hoặc những vấn đề liên quan về kinh tế biển vì 6/7 vùng kinh tế của nước ta giáp biển. Có thể ví dụ ở đây là vấn đề lương thực thực phẩm có nội dung về ngành thủy sản; vấn đề phát triển giao thông vận tải có nội dung về các cảng biển; giao thông vận tải biển nói chung.

Thí sinh cũng cần lưu ý là khi trình bày bài thi, việc đảm bảo có đủ những kiến thức cơ bản nhất theo đáp án chấm thi được Bộ GD&ĐT quy định, thì cũng đòi hỏi thí sinh phải vận dụng kiến thức, phải thể hiện được tư duy độc lập với những đề thi theo hướng mở, yêu cầu đánh giá các tác động liên quan. Vì vậy, nếu chỉ học thuộc lòng sách giáo khoa mà không có tư duy logic để phân tích, làm bài tốt thì chưa đảm bảo đạt điểm cao trong khi thi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.