Đề án tuyển sinh của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất

GD&TĐ - Dưới đây là Đề án tuyển sinh của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất. Mời bạn đọc quan tâm nghiên cứu và góp ý.

Đề án tuyển sinh của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất

ĐỀ ÁNTUYỂN SINH CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY

CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT

 Cơ sở pháp lý xây dựng đề án:

- Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

- Luật Giáo dục Đại học 2012;

- Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 9 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020;

- Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020";

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

- Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2011-2012;

- Công văn số 2955 /KTKĐCLGD ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tuyển sinh riêng vào ĐH, CĐ hệ chính quy;

- Dự thảo Quyết định ban hành quy định về tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy giai đoạn 2014-2016 ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

I. Mục đích và nguyên tắc lựa chọn phương án tuyển sinh:

1. Mục đích:        

- Nhà trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn phương thức tuyển sinh phù hợp với đặc thù của trường.

- Tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh tham gia xét tuyển và tăng cơ hội cho các thí sinh có năng lực phù hợp với các ngành đào tạo của trường.

- Đảm bảo chất lượng, phù hợp với ngành nghề đào tạo, thực tiễn địa phương và nhu cầu nhân lực xã hội cần.

2. Nguyên tắc:

- Đổi mới công tác tuyển sinh phải phù hợp với quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Chiến lược phát triển giáo dục, Chương trình đổi mới giáo dục đại học và các văn bản của Nhà nước về giáo dục và đào tạo; đặt trong sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của UBND Tỉnh Phú Thọ.

- Đảm bảo nâng cao được chất lượng đầu vào phù hợp với đặc thù các ngành đào tạo của trường.

- Tổ chức tuyển sinh nghiêm túc, công khai, minh bạch, đúng quy định, đảm bảo kết quả tuyển sinh chính xác, khách quan và công bằng; không phát sinh tiêu cực.

- Phương án được xây dựng trên cơ sở năng lực thực tế của nhà trường, phù hợp với các điều kiện về nguồn lực vật chất và con người của trường. 

II. Phương án tuyển sinh:

Căn cứ vào Luật Giáo dục Đại học Nhà trường lựa chọn phương thức tuyển sinh là: Thi tuyển kết hợp với xét tuyển.

1. Xét tuyển:

Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất tuyển sinh theo phương thức xét tuyển. Trường thực hiện hai phương thức xét tuyển như sau:

- Xét tuyển dựa vào kết quả thi đại học, cao đẳng hệ chính quy theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (dành 30% chỉ tiêu);

- Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả học tập bậc trung học phổ thông (dành 70% chỉ tiêu).

1.1. Xét tuyển dựa vào kết quả thi đại học, cao đẳng hệ chính quy theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

1.1.1. Tiêu chí xét tuyển:

Việc xét tuyển sinh dựa vào các tiêu chí sau:

- Tiêu chí 1: Thí sinh thi đại học, cao đẳng hệ chính quy theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Tiêu chí 2: Kết quả thi từ điểm sàn trở lên tương ứng với từng khối thi bậc đại học, cao đẳng, không có môn nào bị điểm 0;

- Tiêu chí 3: Chỉ xét tuyển những thí sinh nộp đăng ký xét tuyển vào trường với hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và đúng quy định;

- Tiêu chí 4: Điểm trúng tuyển của đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển của đợt xét tuyển trước;

Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định hiện hành theo đối tượng và khu vực.

 1.1.2. Nguyên tắc xét tuyển:

Lấy thí sinh có kết quả thi cao trở xuống cho đủ chỉ tiêu và đúng tiêu chí đã xác định.

 1.2. Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả học tập bậc trung học phổ thông:

  1.2.1. Tiêu chí xét tuyển:

Việc xét tuyển sinh dựa vào các tiêu chí sau:

- Tiêu chí 1: Tốt nghiệp THPT;

- Tiêu chí 2: Điểm trung bình chung cả năm lớp 12 của tất cả các môn đạt 5,5 trở lên;

- Tiêu chí 3: Tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 của 03 môn thuộc khối xét tuyển đạt từ 16,5 điểm trở lên.

- Tiêu chí 4: Xếp loại hạnh kiểm từ loại Khá trở lên.

Cộng điểm ưu tiên đối tượng và khu vực vào cả tiêu chí 2 và tiêu chí 3.

Đây là ngưỡng xét tối thiểu đối với với những thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường.

1.2.2. Nguyên tắc xét tuyển:

- Lấy thí sinh đạt ngưỡng xét tối thiểu quy định của Trường và có tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 của 03 môn thuộc khối xét tuyển (cộng cả điểm ưu tiên) có kết quả từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu đã xác định.

- Trường hợp các thí sinh có tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 của 03 môn thuộc khối xét tuyển có kết quả bằng nhau phải xem xét lựa chọn thì Nhà trường chọn thí sinh có điểm trung bình chung cả năm lớp 12 của tất cả các môn  từ cao xuống thấp.

1.3. Hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh:

1.3.1. Đối với thí sinh dự thi đại học, cao đẳng hệ chính quy theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo đăng ký xét tuyển vào trường:

a) Hồ sơ đăng ký xét tuyển gồm: Giấy chứng nhận kết quả thi (bản gốc) và 01 phong bì đã dán sẵn tem, có ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.

b) Trong thời hạn quy định của trường, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp Phòng Tuyển sinh của trường.

c) Hồ sơ và lệ phí ĐKXT của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Tuyển sinh trong thời hạn quy định của trường, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.

d) Nếu không trúng tuyển thí sinh được đăng ký vào học hệ Trung cấp chuyên nghiệp của Trường.

1.3.2. Đối với thí sinh tốt nghiệp THPT đăng ký xét tuyển vào trường dựa vào kết quả học bậc trung học phổ thông:

Quy trình và hồ sơ như sau:

a) Bước 1:

Thí sinh nhận mẫu đơn dự tuyển tại Phòng Tuyển sinh của Trường hoặc download từ website của Trường (Website: www.ccipt.edu.vn).

 Điền đầy đủ thông tin trong mẫu đơn.

b) Bước 2:

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Phòng Tuyển sinh của Trường, được vào Sổ đăng ký căn cứ theo con dấu bưu điện hoặc ngày nộp trực tiếp. Hồ sơ gồm:

- Đơn dự tuyển;

- Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời;

- Bản sao công chứng học bạ.

c) Bước 3:

Cuối thời hạn nộp hồ sơ, Hội đồng Tuyển sinh xét tuyển theo các tiêu chuẩn đã nêu trên. Ra quyết định công nhận danh sách thí sinh trúng tuyển.

d) Bước 4:

Thông báo thí sinh trúng tuyển đến Trường làm thủ tục nhập học.

1.4. Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển sinh:

1.4.1. Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển sử dụng kết quả thi đại học, cao đẳng hệ chính quy theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

  - Nhận hồ sơ đăng ký nguyện vọng 1: Từ ngày 10/3/2014 đến hết ngày 22/6//2014.

  -  Xét tuyển đợt 1: trước ngày 20/8/2014, đối với thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 trong hồ sơ đăng ký dự thi vào trường.

  -  Xét tuyển đợt 2: Từ ngày 21/8/2014 đến hết ngày 10/9/2014.

  -  Xét tuyển đợt 3: Từ ngày 15/9/2014 đến hết ngày 5/10/2014.

  -  Xét tuyển đợt 4: Từ ngày 6/10/2014 đến hết ngày 25/10/2014.

1.4.2. Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển sử dụng kết quả học bậc trung học phổ thông:

-  Nhận hồ sơ và xét tuyển đợt 1:

+ Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển: Từ ngày 10/3/2014 đến trước ngày 26/6/2014.

+ Xét tuyển và công bố kết quả trúng tuyển: từ ngày 26/6/2014 đến hết ngày 30/6/2014.

-  Nhận hồ sơ và xét tuyển đợt 2:

+ Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển: Từ ngày 02/7/2014 đến trước ngày 25/9/2014.

+ Xét tuyển và công bố kết quả trúng tuyển: Từ ngày 26/9 đến hết ngày 30/9/2014.

- Nhận hồ sơ và xét tuyển đợt 3:

+ Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển: Từ ngày 01/10/2014 đến trước ngày 25/12/2014.

+ Xét tuyển và công bố kết quả trúng tuyển: từ ngày 26/12/2014 đến hết ngày 31/12/2014.

2. Thi tuyển:

2.1. Đối tượng, vùng tuyển sinh, thời gian áp dụng:

2.1.1. Đối tượng tuyển sinh:

- Đã tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên.

- Đã tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề đúng chuyên ngành đào tạo của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất (sau đây gọi chung là Trung cấp chuyên nghiệp); trường hợp đã tốt nghiệp trung cấp phải là người đã tốt nghiệp Trung học cơ sở, có thời gian công tác thực tế từ hai năm trở lên hoặc tốt nghiệp THPT.

- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.

- Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các giấy tờ và lệ phí đăng ký dự thi theo quy định và thông báo của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất.

- Có mặt tại địa điểm thi đúng lịch thi (đúng địa điểm, thời gian quy định) ghi trong giấy báo dự thi.

Những thí sinh không đủ điều kiện kể trên và những thí sinh thuộc diện dưới đây không được dự thi:

- Không chấp hành Luật nghĩa vụ quân sự

- Đang trong thời kỳ thi hành án hình sự

- Bị tước quyền dự thi tuyển sinh hoặc bị kỷ luật thôi học chưa đủ hai năm (tính từ năm bị tước quyền dự thi hoặc ngày ký quyết định kỷ luật đến ngày dự thi)

- Các học sinh có đạo đức yếu (ghi trong học bạ THPT) hoặc vi phạm pháp luật (nội dung Nhà nước cấm dự tuyển).

2.1.2. Vùng tuyển sinh:

Tuyển sinh trong cả nước.

2.1.3. Thời gian áp dụng:

Nhà trường tổ chức thi tuyển sinh riêng bắt đầu từ năm 2017.

Việc tổ chức thi tuyển sinh riêng được thực hiện theo các quy định tại quy chế tuyển sinh cao đẳng chính quy của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất ban hành.

2.2. Phương thức đăng ký của thí sinh:

2.2.1. Hồ sơ ĐKDT bao gồm:

- Một phiếu đăng ký dự thi theo mẫu của trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất (lấy từ Website: www.ccipt.edu.vn).3

- Bản sao công chứng bẳng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (năm thí sinh dự thi).

- 04 ảnh 4 x 6cm chụp theo kiểu chứng minh thư có ghi đầy đủ họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của thí sinh ở mặt sau.

2.2.2. Thủ tục nộp hồ sơ ĐKDT và lệ phí tuyển sinh:

- Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí tuyển sinh trực tiếp hoặc chuyển phát nhanh tại Phòng Tuyển sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất.

- Sau khi nộp hồ sơ ĐKDT, nếu phát hiện nhầm lẫn, sai sót thí sinh phải thông báo cho nhà trường trong ngày làm thủ tục dự thi để kịp thời sửa chữa, bổ sung.

- Hồ sơ ĐKDT, lệ phí xét tuyển của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện hay trực tiếp tại Phòng Tuyển sinh của Trường trong thời hạn quy định đều hợp lệ và có giá trị như nhau.

+ Nhận hồ sơ ĐKDT đợt 1: Từ ngày 10/3/2017 đến hết ngày 22/6/2017.

+ Nhận hồ sơ ĐKDT đợt 2: Từ ngày 15/7/2017 đến hết ngày 29/9/2017.

2.3. Ngành dự thi, môn thi, tiêu chí xét điểm trúng tuyển:

2.3.1. Ngành dự thi:

- Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học (mã ngành: D510401)

- Ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (mã ngành: D510301)

- Ngành kế toán (mã ngành: D340301)

2.3.2. Môn thi:

- Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học:

          Môn thi: Toán, hóa học

- Ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử:

          Môn thi: Toán, vật lý

- Ngành kế toán:

Môn thi: Toán, tiếng Anh

2.3.3. Tiêu chí xét điểm trúng tuyển:

- Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh của trường và có tổng điểm 02 môn thi (đối với tất cả các ngành dự thi)  đạt từ 08 điểm trở lên, không có môn nào bị điểm 0. Đây là ngưỡng xét điểm trúng tuyển tối thiểu quy định của Trường đối với thí sinh.

- Lấy thí sinh đạt ngưỡng xét tối thiểu quy định của Trường và có tổng điểm thi (cộng cả điểm ưu tiên) có kết quả từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu được giao.

Ngoài ra, Nhà trường áp dụng ưu tiên  Theo công  văn số: 6977/BGDĐT-GDĐH, ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo V/v: Chính sách  đặc thù trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho các tỉnh/thành phố thuộc khu vực Tây Bắc , Tây Nguyên và Tây Nam Bộ”.

2.4. Thời gian, hình thức và địa điểm thi tuyển:

2.4.1. Thời gian thi tuyển:

Đợt 1: Thi vào 02 ngày (02/7 và 03/7/2017)

- Ngày 02/7/2017:

+ Buổi sáng: Thi môn Toán (từ 7h30 đến 10h)

+ Buổi chiều: Thi môn Hóa học (từ 13h30 đến 15h30) 

- Ngày 03/7/2017:

+ Buổi sáng: Thi môn Vật lý (từ 7h30 đến 9h30)

+ Buổi chiều: Thi môn tiếng Anh (từ 13h30 đến 15h30) 

Đợt 2: Thi vào 02 ngày (06/10 và 07/10/2017)

- Ngày 06/10/2017:

+ Buổi sáng: Thi môn Toán (từ 7h30 đến 10h)

+ Buổi chiều: Thi môn Hóa học (từ 13h30 đến 15h30) 

- Ngày 07/10/2017:

+ Buổi sáng: Thi môn Vật lý (từ 7h30 đến 9h30)

+ Buổi chiều: Thi môn tiếng Anh (từ 13h30 đến 15h30) 

2.4.2. Hình thức thi tuyển:

- Đối với môn toán: Thi theo hình thức tự luận

- Đối với các môn còn lại: Thi theo hình thức trắc nghiệm

2.4.3. Địa điểm thi:

          + Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất: Khu 4- thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

          + Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam: xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Km 10,5, QL 32, Đường  Hà Nội – Sơn Tây)

3. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh:

Trường thực hiện chính sách ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng đươc quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Ngoài ra trường còn ưu tiên tuyển thẳng các thí sinh thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a và thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh vùng Tây bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ, cụ thể:

a) Học sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo (sau đây viết tắt là Quyết định số 293/QĐ-TTg).

Những học sinh này phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường qui định.

b) Là người dân tộc rất ít người theo quy định tại Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015 theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ được xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng.

Những học sinh này phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường qui định.

c) Có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ, được xét tuyển những học sinh này (trừ những học sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ được xét tuyển thẳng vào ĐH, CĐ) với kết quả thi thấp hơn điểm sàn 1,0 điểm và phải học bổ sung kiến thức 01 học kỳ trước khi vào học chính thức.

4. Lệ phí tuyển sinh:

Thực hiện theo các quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 11 tháng 2 năm 2010 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ thu và sử dụng lệ phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp và Thông tư liên tịch số 25/2013/TTLT-BTC-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT/BTC-BGDĐT.

5. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án tuyển sinh:

 a) Sự phù hợp của phương thức tuyển sinh với đặc thù các ngành đào tạo của trường và với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

  Tỉnh Phú Thọ với gần 1,4 triệu dân, bao gồm 01 thành phố trực thuộc Trung ương, 01 thị xã, 11 huyện, 277 xã phường, thị trấn và hơn 100 cơ quan, đơn vị hành chính, hàng ngàn doanh nghiệp Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn tỉnh. Trong ngành giáo dục hiện có 45 trường THPT và 16 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Hàng năm có hơn 15.000 học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông. Trong nhiều năm qua, chất lượng giáo dục phổ thông của tỉnh Phú Thọ luôn đứng trong tốp cao  của cả nước. Tuy vậy, số học sinh đỗ vào các trường cao đẳng, đại học chưa nhiều, có tới gần 60% học sinh đã tốt nghiệp THPT nhưng chưa có điều kiện được vào học các trường cao đẳng, đại học. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự  phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên quê hương và đất nước.

Có thể nói, chương trình giáo dục phổ thông hiện nay chưa tạo ra sự phân hóa rõ rệt về xu hướng nghề nghiệp cho học sinh trong quá trình học tập.Ngành đào tạo của nhà trường là các khối ngành kinh tế, kỹ thuật cung cấp nguồn nhân lực cho địa phương và cho Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, vì vậy tuyển sinh đủ chỉ tiêu là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường.

Việc sử dụng phương thức tuyển sinh này sẽ giúp nhà trường tìm ra được những thí sinh có hệ số phù hợp cao giữa sở trường, năng lực của bản thân với tính đặc thù của chuyên ngành đào tạo.

b) Các yếu tố đảm bảo chất lượng, sự công bằng của phương thức tuyển sinh đề xuất.

- Tuyển sinh theo phương thức mới là dựa trên kết quả học tập của cả quá trình học tập ở trường phổ thông nói chung, đặc biệt là 3 năm học ở THPT chứ không chỉ dựa vào kết quả một kì thi tuyển sinh, điều đó tạo cho học sinh phát huy được năng lực học tập của mình ở trường đại học, cao đẳng.

- Sự thuận lợi trong việc lựa chọn chuyên ngành đào tạo ở trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất dựa trên kết quả học tập tốt các môn ở trường phổ thông sẽ giúp các em phấn khởi hơn trong quá trình học tập chuyên sâu.

- Phương thức tuyển sinh mới tạo ra sự công bằng, khách quan cho tất cả các thí sinh, hạn chế được sự may rủi trong các kì thi tuyển sinh.

c) Thuận lợi, khó khăn của nhà trường, học sinh khi trường triển khai phương án tuyển sinh.

- Nhà trường sẽ thu hút được đông đảo thí sinh tham gia xét tuyển vì nó phủ hợp với xu hướng phát triển giáo dục đại học của thế giới lấy kết quả học tập ở trường phổ thông làm chuẩn đầu vào các trường đại học, cao đẳng.

- Hàng năm tỉnh Phú Thọ có gần 15.000 học sinh tốt nghiệp THPT, đấy là chưa kể đến các tỉnh ở lân cận, trong đó  rất nhiều em  có nguyên vọng, ước mơ được đào tạo ở bậc cao đẳng, đại học để nâng cao trình độ học vấn của mình. Phương thức tuyển sinh của nhà trường sẽ được nhiều em hưởng ứng vì nó đáp ứng được nhu cầu mong mỏi của đông đảo các em.  

- Nhà trường có một đội ngũ cán bộ, giáo viên giàu tâm huyết và một cơ sở vật chất khá đầy đủ để thực hiện phương thức tuyển sinh mới.

- Nhà trường sẽ phải làm tốt công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và tư vấn cho mọi người hiểu rõ lợi ích của phương thức tuyển sinh mới và sự phù hợp của nó trong xu thế phát triển của giáo dục đại học ở Việt Nam và thế giới.

d) Các hiện tượng tiêu cực có thể phát sinh khi triển khai phương án tuyển sinh và các giải pháp chống tiêu cực.

- Trong các tiêu chí xét tuyển có tiêu chí lấy kết quả của 3 năm học THPT, do đó có thể xảy ra tình trạng thay học bạ đối với những em kém.

- Vì xét tuyển, nên có thể tận dụng quan hệ với người thân trong trường hoặc nhờ cán bộ quản lí lãnh đạo tác động tới lãnh đạo nhà trường.

- Các tổ chức, cá nhân tổ chức luyện thi.

- Hiện tượng gây phiền hà, nhũng nhiễu thí sinh.

- Thiếu minh bạch trong quá trình xét tuyển riêng.

Để khắc phục những hiện tượng trên, Nhà trường sẽ sử dụng các biện pháp:

-Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong địa bàn tuyển sinh.

- Phối hợp với chính quyền địa phương trong việc trấn chỉnh các tổ chức, cá nhân tổ chức luyện thi.

- Kiểm tra chặt chẽ bản chính học bạ THPT.

- Công khai rộng rãi Quy chế tuyển sinh của Nhà trường để mọi người biết cùng tham gia giám sát quá trình tuyển sinh của Nhà trường.

- Xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm quy chế tuyển sinh của trường và có hình thức khen thưởng xứng đáng đối với những trường hợp phát hiện các hiện tượng tiêu cực.

6. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh :

6.1. Về nhân lực: 

Tổng số CBCNV:135 người; số lượng giảng viên cơ hữu 106 người.

          + 100% giảng  viên có trình độ đại học trở lên, trong đó có 2,83% trình độ tiến sỹ, 41,25% trình độ thạc sỹ.

          + 7 giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia.

          + 10 giáo viên dạy giỏi cấp Bộ.

          + 60 lượt giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh

          + 100% giáo viên chứng chỉ sư phạm cấp II, tin học cơ sở.

          + 80% giáo viên chứng chỉ B Anh văn.

          + 80 % giáo viên đào tạo bồi dưỡng phương pháp giáo dục đại học

6.2.Về cơ sở vật chất:

Khuôn viên Trường diện tích trên 9,1 ha

     - Tổng diện tích xây dựng trường trên 16.000 m2 gồm các hạng mục chính như sau:                                                                                                    

     + Khu giảng đường C1: 27 phòng học lí thuyết, diện tích 4.640 m2

          + Khu giảng đường C2, C3: 15 phòng học lí thuyết, diện tích 2019 m2

          + Hai xưởng thực hành thí nghiệm Điện, Cơ khí, diện tích 2.475 m2

          + Nhà học thực hành Tin học, Ngoại ngữ, Kế toán, diện tích 993 m2

          + Nhà Hiệu bộ kiêm hội trường diện tích 1092 m2

          + Phòng thí nghiệm hóa học, vật lí, diện tích 1000 m2

          + Thư viện: diện tích 1000 m2

          + Hai Ký túc xá 3 tầng khép kín: diện tích 2.712 m2

          + Nhà ăn, nhà khách, phòng họp, trạm xá và các công trình khác: 4000 m2

          - Các trang thiết bị: Hóa học, Cơ khí, Điện, Công nghệ thông tin ngày càng được đầu tư đồng bộ, hiện đại hơn.

III. Tổ chức thực hiện:

1. Nội dung những việc cần thực hiện trong quá trình tổ chức tuyển sinh:

- Căn cứ quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh, trường ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh.

Hội đồng tuyển sinh của trường do Hiệu trường hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo làm chủ tịch Hội đồng. Hội đồng tuyển sinh chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo toàn bộ hoạt động tuyển sinh của trường.

Hội đồng tuyển sinh có các Ban giúp việc: Ban cơ sở vật chất, Ban thanh tra, Ban xét tuyển, Ban thư ký, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi,...

- Trường thông báo công khai trên trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng phương án tuyển sinh.

Thông tin tuyển sinh của trường bao gồm: tên trường, ký hiệu trường, địa chỉ liên hệ, trình độ đào tạo, ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, khối thi/xét tuyển, môn thi/xét tuyển, thời gian xét tuyển, vùng tuyển và các thông tin khác liên quan khác.

- Ban hành các Quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh, các Ban giúp việc Hội đồng; các văn bản, biểu mẫu phục vụ công tác thi tuyển, xét tuyển, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, Website của Nhà trường.

- Thực hiện theo đúng quy định về quy trình ra đề, in sao đề, bảo mật,... của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cử những cán bộ có năng lực chuyên môn, phẩm chất tốt thực hiện xây dựng quy trình thi và ra đề thi.

- Chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn phòng phẩm,... cho việc tổ chức xét tuyển, thi tuyển sinh.

- Dưới sự chỉ đạo của HĐTS, các Ban giúp việc HĐTS thực hiện theo nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của mình như Quy chế tuyển sinh của trường đã qui định.

- Phối hợp với các đơn vị, ban ngành địa phương, cơ quan Báo chí, Đài truyền hình tổ chức công tác tư vấn tuyển sinh, xét tuyển, thi tuyển cho thí sinh.

- Tổ chức thu nhận hồ sơ, kiểm tra tính chính xác của hồ sơ theo quy định.

- Công tác tài chính: Lập dự toán chi tiết về công tác tuyển sinh và cấp kinh phí đảm bảo công tác thi tuyển sinh.

- Cơ sở vật chất: phối hợp với UBND huyện Lâm Thao,  UBND quận Từ Liêm, các Ban, Ngành trên địa bàn tổ chức thi đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất (trường thi, phòng thi, điện, nước...) để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, đúng quy chế.

 2. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công tác tuyển sinh:

Trường thành lập Ban thanh tra tuyển sinh, gồm những cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín với đồng nghiệp và có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, nhất là thanh tra tuyển sinh do đồng chí Chủ tịch Công đoàn và Trưởng Ban thanh tra nhân dân chịu trách nhiệm thực hiện theo sự chỉ đạo của Chủ tịch HĐTS trường.

Ban thanh tra tuyển sinh của trường chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh; kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm và đề xuất các hình thức xử lý theo đúng quy định.

3. Việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan:

- Nơi tiếp nhận thông tin, bằng chứng về các hiện tượng tiêu cực trong công tác tuyển sinh:

+ Hội đồng tuyển sinh của trường

+ Ban thanh tra công tác tuyển sinh

+ Hòm thư góp ý của nhà trường.

- Trách nhiệm của người tố cáo các hiện tượng tiêu cực phải có bằng chứng cụ thể và được xác minh về tính chính xác.

- Các cá nhân và tổ chức tiếp nhận thông tin tố cáo phải bảo vệ nguyên trạng bằng chứng và xác minh tính chân thực của bằng chứng, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và báo cáo với HĐTS để có biện pháp xử lí thích hợp. 

4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trước, trong và sau khi kết thúc tuyển sinh theo qui định:

Nhà trường thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo kịp thời trong từng giai đoạn triển khai nội dung đề án tuyển sinh. Kết thúc kỳ tuyển sinh, Trường tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Sự phối hợp và hỗ trợ của các ban, ngành địa phương trong các khâu của công tác tuyển sinh:

- Nhà trường thường xuyên nhận được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh Phú Thọ; của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và các doanh nghiệp trong Tập đoàn về đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho các dự án trọng điểm của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. 

- Nhà trường luôn nhận được sự phối hợp và hỗ trợ tích cực của Sở Giáo dục và Đào tạo, nhất là phòng giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên và phòng phổ thông; Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Thọ, Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh và Đài phát thanh 13 huyện, thị, thành phố trong tỉnh.

- Nhà trường đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh, huyện.

- Nhà trường có mối quan hệ gắn bó với 45 trường THPT và 16 Trung tâm GDTX trong toàn tỉnh và một số trường THPT  ở các huyện thuộc các tỉnh lân cận: Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái; Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh,…

- Nhà trường đã phối hợp nhiều Tỉnh, Thành đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nhiều dự án trọng điểm ngành Hóa chất của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, như Hải Phòng, Thanh Hóa, Ninh Bình, Bắc Giang ….

IV. Lộ trình và cam kết của trường:

1. Lộ trình thực hiện đề án:

- Từ năm 2014 đến năm 2016: Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất tổ chức tuyển sinh theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi đại học, cao đẳng hệ chính quy theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo đề án xét tuyển sinh riêng của trường.

- Năm 2017  trở đi: Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất tổ chức tuyển sinh theo đề án tuyển sinh riêng của trường.

2. Cam kết của trường và trách nhiệm giải trình:

- Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất tổ chức tuyển sinh theo quy định của Quy chế và dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 - Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh.

- Sau khi xây dựng xong ngân hàng đề thi đủ lớn đối với các môn thi theo 2 chương trình cơ bản và nâng cao, Nhà trường sẽ báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo khi hoàn thiện.

- Quá trình tổ chức thi tuyển, Nhà trường cam kết chấm thi theo đúng quy định của Bộ, trong đó có phần mềm chấm thi và máy chấm thi.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho các thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển, thi tuyển, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan và chống mọi hiện tượng tiêu cực.

- Các thông tin về hoạt động tuyển sinh của Trường được công bố rộng rãi, công khai để xã hội, phụ huynh và thí sinh theo dõi, giám sát.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời. Kết thúc kỳ tuyển sinh năm 2014, Trường tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật các hiện tượng tiêu cực, hành vi vi phạm Quy chế.

Thực hiện Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học căn cứ vào lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho các trường tự chủ trong công tác tuyển sinh. Trong những năm qua trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị; đội ngũ giảng viên của nhà trường đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng với trên 40% giảng viên cơ hữu có trình độ sau đại học. Chương trình đào tạo của nhà trường luôn được rà soát, bổ sung, chỉnh lý cho phù hợp với thực tiễn sản xuất của các doanh nghiệp... Các yếu tố này là cơ sở để nhà trường tự chủ trong công tác tuyển sinh riêng của mình.

          Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực của Trường về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên cơ hữu, cơ chế và kinh nghiệm quản lý về hoạt động dạy, học, thi cử,…Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất kính mong Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận cho Trường được tổ chức tuyển sinh theo Đề án như trên, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất đào tạo cung cấp đủ nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và các ngành công nghiệp khác, góp phần thúc đẩy giáo dục đại học Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập với thế giới.

HIỆU TRƯỞNG

TS. Trần Minh Thịnh

PHỤ LỤC

1. Biên bản họp Hội đồng sư phạm nhà trường.

2. Kết quả tuyển sinh của trường trong 5 năm qua.

3. Các ngành, chuyên ngành và trình độ đào tạo của trường.

4. Danh mục các nguồn lực để thực hiện đề án

5. Dự thảo Quy chế tuyển sinh riêng của trường.

Phụ lục 1

TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT VIỆT NAM

TRƯỜNG CĐ CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Phú Thọ, ngày 18 tháng 01 năm 2014

DỰ THẢO QUY CHẾ

Tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy

của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng:

1. Quy chế này quy định về tuyển sinh cao đẳng (CĐ) hệ chính quy, bao gồm: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất trong công tác tuyển sinh; chuẩn bị và công tác tổ chức thi tuyển, xét tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển; chế độ báo cáo và lưu trữ.

2. Quy chế này áp dụng từ năm học 2014 - 2015.

Điều 2. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuyển sinh:

1. Hoạt động thanh tra tuyển sinh thực hiện theo "Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo" ban hành kèm theo Quyết định số 41/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

2. Trường  có trách nhiệm tự tổ chức kiểm tra, giám sát các khâu công tác tuyển sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Điều 3. Điều kiện dự thi và xét tuyển:

          Thực hiện theo Qui chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành.

Điều 4. Diện trúng tuyển:

Những thí sinh có đầy đủ hồ sơ, có kết quả thi và đạt điểm trúng tuyển do Nhà trường quy định cho từng đối tượng.

Điều 5. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh:

          Thực hiện theo Qui chế của Bộ và qui đổi sang thang điểm của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất.

Điều 6. Thủ tục và hồ sơ đăng ký xét tuyển, thi tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển:

1. Thủ tục và hồ sơ đăng ký xét tuyển:

a) Xét tuyển theo kết quả thi 3 chung:

- Giấy chứng nhận kết quả thi do các trường tổ chức thi cấp;

- Một phong bì đã dán tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để Nhà trường thông báo kết quả xét tuyển.

b) Xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng của Nhà trường:

- Học bạ THPT hoặc BTTHPT (bản gốc);

- Bằng tốt nghiệp THPT hoặc BTTHPT (đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2013 trở về trước); giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2014);

- Giấy xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có);

- Một phong bì đã dán tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để Nhà trường thông báo kết quả xét tuyển.

2. Thủ tục đăng ký dự thi (ĐKDT):

a) Hồ sơ ĐKDT bao gồm:

- Một phiếu đăng ký dự thi theo mẫu của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất (lấy từ Website: www.ccipt.edu.vn);

- Bản sao công chứng bẳng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (năm thí sinh dự thi);

- 04 ảnh 4 x 6cm chụp theo kiểu chứng minh thư có ghi đầy đủ họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của thí sinh ở mặt sau.

b) Thủ tục nộp hồ sơ ĐKDT và lệ phí tuyển sinh:

- Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí tuyển sinh tại Phòng tuyển sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất hoặc chuyển phát nhanh qua đường bưu điện;

- Sau khi nộp hồ sơ ĐKDT, nếu phát hiện nhầm lẫn, sai sót thí sinh phải thông báo cho nhà trường trong ngày làm thủ tục dự thi để kịp thời sửa chữa, bổ sung;

- Hồ sơ ĐKDT, lệ phí xét tuyển của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện hay trực tiếp tại Trường trong thời hạn quy định đều hợp lệ và có giá trị như nhau.

Chương II

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

CỦA HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH

Điều 7. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn:

Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng Tuyển sinh (HĐTS) để điều hành các công việc liên quan đến công tác tuyển sinh.

          1. Thành phần của HĐTS Trường gồm có:

          a) Chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền;

          b) Phó Chủ tịch: Phó Hiệu trưởng;

c) Uỷ viên thường trực: Trưởng phòng Tuyển sinh;

          d) Các uỷ viên: Một số Trưởng phòng, Trưởng khoa, Tổ trưởng bộ môn và cán bộ công nghệ thông tin.

          Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi vào Trường trong năm đó không được tham gia HĐTS Trường.

 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐTS Trường:

HĐTS Trường có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện các khâu: Xây dựng nội dung xác định tính cách của học sinh và sự phù hợp với ngành nghề nhất định; xây dựng nội dung thi tuyển, xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT; giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi tuyển, xét tuyển; thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh, lệ phí xét tuyển; tổng kết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật theo quy định; truyền dữ liệu tuyển sinh về Bộ GD&ĐT đúng thời hạn, đúng cấu trúc do Bộ GD&ĐT quy định; báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh cho Bộ GD&ĐT, cơ quan chủ quản, các Bộ, Ngành liên quan, UBND tỉnh Phú Thọ.

          3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch và phó Chủ tịch HĐTS Trường:

          a) Phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy chế Tuyển sinh của Trường;

          b) Quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt công tác liên quan đến tuyển sinh;

          c) Báo cáo kịp thời với Bộ GD&ĐT, Bộ Công Thương, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, UBND tỉnh Phú Thọ về công tác tuyển sinh của Trường;

d) Ra quyết định thành lập bộ máy giúp việc cho HĐTS Trường bao gồm: Ban Thư ký, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban phúc khảo, Ban Thanh tra, Ban dữ liệu, Ban Tài chính – Cơ sở vật chất. Các Ban này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch HĐTS Trường;

          đ) Phó Chủ tịch HĐTS Trường giúp Chủ tịch HĐTS thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch HĐTS phân công và thay mặt Chủ tịch HĐTS giải quyết công việc khi Chủ tịch HĐTS  uỷ quyền.        

          Điều 8. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS Trường:

          1. Thành phần Ban Thư ký HĐTS Trường gồm có:

          a) Trưởng Ban: Do Uỷ viên thường trực HĐTS Trường kiêm nhiệm;

          b) Các Uỷ viên: Một số cán bộ Phòng Đào tạo, các phòng, khoa liên quan, cán bộ công nghệ thông tin và giảng viên.

          2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS Trường:

          a) Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch HĐTS giao phó;

b) Quản lý các giấy tờ, biên bản liên quan tới kết quả kiểm tra;

c) Dự kiến phương án điểm trúng tuyển, trình HĐTS quyết định;

d) In và gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ kết quả thi của thí sinh.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban Thư ký HĐTS Trường:

          a) Lựa chọn những cán bộ, giảng viên trong Trường có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, tác phong làm việc cẩn thận, có ý thức bảo mật và không có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi vào Trường năm đó để trình Chủ tịch HĐTS Trường xem xét ra quyết định cử vào Ban Thư ký;

          b) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐTS điều hành công tác của Ban.

Điều 9. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban đề thi:

1.    Thành phần Ban đề thi gồm có:

a) Trưởng Ban Đề thi: Do Phó Chủ tịch HĐTS kiêm nhiệm;

b) Ủy viên thường trực Ban đề thi: Là Trưởng khoa chuyên môn;

c) Trưởng môn thi (trưởng tiểu ban): Là Tổ trưởng Bộ môn;

d) Các ủy viên: Một số giảng viên cốt cán.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Ban đề thi:

a) Lựa chọn người tham gia làm đề thi. Xác định yêu cầu biên soạn đề thi;

b) Tổ chức chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác đề thi theo đúng quy trình làm đề thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

c) Xét duyệt, quyết định chọn đề thi chính thức và đề thi dự bị, xử lý các tình huống cấp bách, bất thường về đề thi trong kỳ thi tuyển sinh;

d) Chịu trách nhiệm cá nhân trước HĐTS Trường về chất lượng chuyên môn và quy trình bảo mật đề thi cùng toàn bộ các khâu công tác liên quan đến đề thi.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên thường trực Ban đề thi:

a) Nghiên cứu nắm vững các quy định về công tác đề thi, chuẩn bị sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cần thiết để giúp Trưởng Ban Đề thi điều hành công tác đề thi;

b) Lập kế hoạch và lịch duyệt đề thi, ghi biên bản xét duyệt đề thi trong các buổi làm việc giữa Trưởng Ban Đề thi với từng Trưởng môn thi.

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng môn thi (trưởng tiểu ban):

a) Nắm vững và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của việc ra đề thi;

          b) Nghiên cứu các đề thi đã được giới thiệu để chọn lọc, chỉnh lý, tổng hợp và biên soạn đề thi mới đáp ứng yêu cầu của đề thi tuyển sinh. Dự kiến phương án chọn đề chính thức và đề dự bị (kể cả đáp án và thang điểm) để trình Trưởng Ban Đề thi xem xét quyết định;

c) Giúp Trưởng Ban Đề thi trực thi giải đáp và xử lý các vấn đề liên quan đến đề thi do mình phụ trách trong suốt các buổi thi và sử dụng đề thi đó;

d) Không tham gia quyết định chọn đề thi chính thức cho kỳ thi.

Điều 10. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban coi thi:

          1. Thành phần Ban coi thi gồm có:

a) Trưởng Ban coi thi: Là Trưởng Phòng Khảo thí của Trường;

b) Ủy viên thường trực Ban Coi thi: Là Phó Phòng Khảo thí của Trường;

c) Ủy viên phụ trách điểm thi: Là cán bộ Phòng Khảo thí của Trường;

c) Cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi và các thành viên khác: Là cán bộ Phòng Khảo thí và một số giảng viên các Khoa.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Ban coi thi:

a) Điều hành toàn bộ công tác coi thi, quyết định danh sách thành viên Ban Coi thi, danh sách cán bộ coi thi, cán bộ giám sát, trật tự viên, cán bộ y tế, công an, kiểm soát quân sự, nhân viên phục vụ tại các điểm thi;

b) Quyết định xử lý các tình huống xảy ra trong các buổi thi theo đúng quy định.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên thường trực Ban coi thi:

a) Giúp việc cho Trưởng Ban coi thi điều hành toàn bộ công tác coi thi từ việc bố trí lực lượng coi thi, bảo vệ phòng thi, tổ chức coi thi, thu và bàn giao bài thi;

b) Đảm bảo an toàn cho kỳ thi và bài thi của thí sinh.

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên phụ trách điểm thi:

a) Thay mặt Trưởng Ban Coi thi điều hành toàn bộ các công tác điểm thi được giao;

b) Xử lý các tình huống xảy ra trong các buổi thi. Nếu tình huống phức tạp phải báo cáo cho Trưởng Ban Coi thi giải quyết;

c) Trước mỗi buổi thi, tổ chức bốc thăm để phân công cán bộ coi thi.

5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi và các thành viên khác:

Có tinh thần trách nhiệm cao, vô tư, trung thực, không được làm nhiệm vụ tại điểm thi có người thân (vợ, chồng, anh, chị, em ruột) dự thi và đều phải thực hiện các quy định của quy chế tuyển sinh, nếu sai phạm đều bị xử lý theo quy định tại điều 40 của quy chế này.

Điều 11. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chấm thi:

1. Thành phần của Ban chấm thi bao gồm:

a) Trưởng Ban Chấm thi: Do Phó Chủ tịch HĐTS kiêm nhiệm;

b) Ủy viên thường trực Ban Chấm thi: Là Trưởng khoa chuyên môn;

c) Trưởng môn chấm thi: Là Tổ trưởng Bộ môn;

d) Cán bộ chấm thi: Là các giảng viên khoa chuyên môn.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Ban chấm thi:

a) Lựa chọn và đề cử các thành viên Ban Chấm thi để chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quyết định. Đối với những môn thi có số lượng thí sinh không lớn, tối thiểu phải có 03 cán bộ chấm thi;

b) Điều hành công tác chấm thi, chịu trách nhiệm trước HĐTS trường về chất lượng, thời gian và quy trình chấm thi.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên thường trực Ban Chấm thi:

Điều hành các ủy viên Ban Thư ký HĐTS thực hiện các công tác nghiệp vụ.

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng môn chấm thi:

a) Chịu trách nhiệm trước HĐTS và Trưởng Ban Chấm thi về việc chấm các bài thi thuộc môn mình phụ trách theo quy định của quy trình chấm thi;

b) Lập kế hoạch chấm thi, tổ chức giao nhận bài thi và phân công cán bộ chấm thi;

c) Thường xuyên kiểm tra chất lượng chấm từng bài thi ngay từ lần chấm đầu, kịp thời uốn nắn, sửa chữa sai sót của cán bộ chấm thi. Nếu phát hiện bài thi có nghi vấn vi phạm quy chế, cần báo cáo trưởng Ban Chấm thi biết để tổ chức kiểm tra các môn thi khác của thí sinh đó;

d) Trước khi chấm, tổ chức cho cán bộ chấm thi thuộc bộ môn thảo luận, nắm vững đáp án, thang điểm; Sau khi chấm xong, tổ chức họp cán bộ chấm thi thuộc bộ môn mình phụ trách, vi phạm quy chế hoặc chấm sai sót nhiều.

5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cán bộ chấm thi:

Phải có tinh thần trách nhiệm cao, vô tư, trung thực, có trình độ chuyên môn tốt và đang trực tiếp giảng dạy đúng môn được phân công chấm. Mọi cán bộ chấm thi phải thực hiện các quy định của Quy chế tuyển sinh, nếu sai phạm đều bị xử lý theo Quy chế này.

Điều 12. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Phúc khảo:

     1. Thành phần của Ban Phúc khảo bao gồm:

a) Trưởng ban do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo đảm nhiệm. Trong cùng một kỳ thi, người làm Trưởng ban Xét tuyển không đồng thời làm Trưởng ban Phúc khảo;

b) Các uỷ viên: Một số cán bộ giảng dạy chủ chốt của các bộ môn. Danh sách các uỷ viên và lịch làm việc của Ban phải được giữ bí mật.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Phúc khảo:

Khi thí sinh có đơn đề nghị phúc khảo theo quy định tại Quy chế tuyển sinh, Ban Phúc khảo có nhiệm vụ:

a) Kiểm tra các sai sót cơ học như: cộng sai điểm, ghi nhầm tổng điểm xét tuyển của người này sang người khác;

b) Trình Chủ tịch HĐTS Trường quyết định điểm đạt được của thí sinh sau khi đã chấm phúc khảo.

Điều 13. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thanh tra:

1. Thành phần của Ban Thanh tra bao gồm:

a) Trưởng Ban Thanh tra: Do Trưởng Phòng hoặc Phóa Phòng Khảo thí đảm nhiệm;

b) Các ủy viên: Là cán bộ Phòng Khảo thí và một số cán bộ, giảng viên. 

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thanh tra:

Hoạt động theo nhiệm vụ và quyền hạn quy định trong quyết định số 41/2006/QĐ – BGD&ĐT và Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 14. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Dữ liệu:

1. Thành phần của Ban Dữ liệu bao gồm:

a) Trưởng Ban Dữ liệu: Do Trưởng Phòng Đào tạo hoặc Trưởng Phòng Tuyển sinh đảm nhiệm;

b) Các ủy viên: Cán bộ Phòng Đào tạo, Phòng Tuyển sinh, cán bộ công nghệ thông tin.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Ban Dữ liệu:

Điều hành toàn bộ công tác dữ liệu tuyển sinh kỳ thi tuyển sinh theo đúng quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo quy chế của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Ủy viên Ban Dữ liệu:

Thực hiện theo sự phân công của Trưởng ban, có trách nhiệm bảo mật dữ liệu tuyển sinh và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban và Hiệu trưởng Nhà trường nếu có vấn đề rò rỉ thông tin dữ liệu.

Điều 15. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Tài chính – Cơ sở vật chất:

1. Thành phần của Ban Tài chính – Cơ sở vật chất bao gồm:

a) Trưởng Ban: Là Trưởng Phòng Tài chính – Kế toán hoặc Trưởng Phòng Tổ chức Hành chính – Quản trị;

b) Các Ủy viên: Một số cán bộ Phòng Tài chính và Phòng Tổ chức Hành chính – Quản trị.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Tài chính – Cơ sở vật chất:

Đảm bảo về nguồn tài chính, chuẩn bị về cơ sở vật chất, công tác hậu cần nhằm phục vụ tốt cho kỳ thi tuyển sinh Cao đẳng chính quy.

Chương III

THI TUYỂN, XÉT TUYỂN VÀ TRIỆU TẬP THÍ SINH

TRÚNG TUYỂN     

Điều 16. Quy định về việc xây dựng điểm trúng tuyển:

Xây dựng điểm trúng tuyển: Trường căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh được xác định, căn cứ vào thống kê điểm đạt được của tất cả thí sinh, căn cứ vào quy định về khung điểm ưu tiên; Ban Thư ký trình HĐTS Trường xem xét quyết định phương án điểm trúng tuyển, để tuyển đủ chỉ tiêu được giao.

Điều 17. Công bố điểm trúng tuyển, xử lý trường hợp thất lạc bài thi, chứng nhận kết quả thi cho thí sinh:

          1. Căn cứ biên bản điểm trúng tuyển do Ban Thư ký HĐTS Trường dự kiến, HĐTS quyết định điểm trúng tuyển sao cho số thí sinh trúng tuyển đến trường nhập học không vượt chỉ tiêu được giao.

2. Trường hợp thí sinh bị thiếu điểm ở tiêu chí nào do lỗi của HĐTS làm thất lạc bài thi thì Chủ tịch HĐTS Trường có trách nhiệm thông báo cho thí sinh biết và quyết định tổ chức xét tuyển hoàn thiện tiêu chí còn thiếu. Thí sinh không dự xét tuyển tiêu chí bổ sung thì không được xét tuyển.

3. Trường hợp thí sinh bị thiếu điểm một tiêu chí nào đó do lỗi của HĐTS Trường nhưng tổng số điểm các tiêu chí còn lại bằng hoặc cao hơn điểm xét tuyển vào Trường đã dự thi thì Chủ tịch HĐTS Trường gọi thí sinh vào học theo ngành đã đăng ký mà không cần tổ chức xét tuyển bổ sung tiêu chí thiếu.   

Điều 18. Triệu tập thí sinh trúng tuyển đến Trường:

          1. Chủ tịch HĐTS Trường trực tiếp xét duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển do Ban Thư ký trình và ký giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học. Trong giấy triệu tập cần ghi rõ  kết quả thi của thí sinh và những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học.

          2. Trong thời gian nhập học, thí sinh phải qua kiểm tra sức khoẻ toàn diện do Trường tổ chức hoặc do Bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên cấp.

3. Thí sinh trúng tuyển vào Trường cần nộp những giấy tờ sau đây:

          a) Học bạ THPT;

          b) Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học tạm thời đối với những người trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp đối với những người đã tốt nghiệp các năm trước. Những người mới nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, đầu năm học sau phải xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp để đối chiếu kiểm tra;

          c) Giấy khai sinh (bản sao);

          d) Các giấy tờ xác nhận đối tượng như giấy chứng nhận con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc được hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc của bố mẹ thí sinh...

Các giấy tờ quy định tại điểm a, b, c, d của khoản này, Trường đều thu bản photocopy có công chứng;

đ) Giấy triệu tập trúng tuyển;

e) Hồ sơ trúng tuyển.

4. Thí sinh đến Trường nhập học chậm sau 15 ngày trở lên kể từ ngày nhập học ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển, nếu không có lý do chính đáng thì coi như bỏ học. Nếu đến chậm do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, các trường xem xét quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học năm sau.

5. Những thí sinh bị địa phương giữ lại không cho đi học có quyền khiếu nại lên UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ GD&ĐT. Chỉ có Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới có quyền ký quyết định giữ  lại người đã trúng tuyển, nhưng phải giải thích cho đương sự rõ lý do và căn cứ pháp luật của quyết định đó.

          Những trường hợp địa phương hoặc trường giải quyết chưa đúng mà thí sinh có đơn khiếu nại, sau khi đã cùng các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương xem xét, Bộ GD&ĐT sẽ ra quyết định cuối cùng về việc học tập của thí sinh.    

Điều 19. Kiểm tra kết quả thi và hồ sơ của thí sinh trúng tuyển:

1. Sau kỳ thi tuyển sinh, Hiệu trưởng giao cho bộ phận Thanh tra tuyển sinh tiến hành kiểm tra kết quả thi của tất cả số thí sinh đã trúng tuyển vào trường về tính hợp pháp của tất cả các các tiêu chí theo quy định xét tuyển. Nếu phát hiện thấy các trường hợp vi phạm quy chế hoặc các trường hợp nghi vấn, cần lập biên bản kiến nghị Hiệu trưởng có biện pháp xác minh, xử lý.

2. Khi sinh viên trúng tuyển đến Trường nhập học, Trường cử cán bộ đối chiếu kiểm tra bản chính học bạ, văn bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh và các giấy tờ xác nhận đối tượng ưu tiên của thí sinh, cán bộ Trường ghi vào các giấy tờ nói trên: ngày, tháng, năm, "đã đối chiếu bản chính" rồi ghi rõ họ tên và ký.

Trong quá trình thu nhận hồ sơ hoặc trong thời gian sinh viên đang theo học tại Trường, nếu phát hiện hồ sơ giả mạo thì báo cáo Hiệu trưởng xử lý theo quy định của Quy chế.

4. Sau khi được xét tuyển chính thức, Chủ tịch Hội đồng Tuyển sinh ra Quyết định công nhận danh sách thí sinh trúng tuyển.

Chương IV

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ LƯU TRỮ

Điều 20. Chế độ báo cáo:            

Tháng 10/2014, Trường gửi thông báo kết quả tuyển sinh CĐ cho các Sở GD&ĐT, đồng thời báo cáo Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT tình hình và kết quả tuyển sinh năm đó, dự kiến kế hoạch tuyển sinh năm sau.

Điều 21.  Chế độ lưu trữ:

Tất cả các bài thi của thí sinh trúng tuyển, các tài liệu liên quan đến kỳ thi tuyển sinh, Nhà trường bảo quản và lưu trữ trong suốt khoá đào tạo theo quy định của Pháp lệnh lưu trữ. Hết khoá đào tạo, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng xét huỷ. Bài thi của thí sinh không trúng tuyển lưu trữ một năm kể từ ngày thi. Các tài liệu và kết quả thi (tên thí sinh, điểm các môn thi, điểm trúng tuyển) phải lưu trữ lâu dài. 

Chương V

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

          Điều 22.  Khen thưởng:

          1. Những người có nhiều đóng góp, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển sinh được giao, tuỳ theo thành tích cụ thể, được Chủ tịch HĐTS Trường khen thưởng hoặc đề nghị Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh, thành phố khen thưởng theo quy định.

          2. Quỹ khen thưởng trích trong lệ phí tuyển sinh.

          Điều 23. Xử lý cán bộ tuyển sinh vi phạm quy chế:

Thực hiện theo Qui chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định.

Điều 24. Xử lý thí sinh dự thi vi phạm quy chế:

Thực hiện theo Qui chế của Bộ giáo dục và Đào tạo qui định.

HIỆU TRƯỞNG

TS. Trần Minh Thịnh

Phụ lục 2

TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT VIỆT NAM

TRƯỜNG CĐ CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

                                               Phú Thọ, ngày 18 tháng 01 năm 2014

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM THÔNG QUA ĐỀ ÁN

TUYỂN SINH RIÊNG CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY

CỦA TRƯỜNG CĐCN HÓA CHẤT

Hôm nay, vào lúc 9h00’ ngày 18 tháng 01 năm 2014, tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất, Hội đồng sư phạm của nhà trường đã họp để thông qua Đề án tự chủ trong công tác tuyển sinh hệ cao đẳng  của trường.

I. Thành phần Hội đồng gồm có:

Chủ trì Hội nghị: Ông Trần Minh Thịnh  - Hiệu trưởng - Chủ tịch Hội đồng.

Thư ký Hội nghị: Ông Hà Văn Hiếu – Trưởng phòng Tuyển sinh & Giới thiệu việc làm.

Toàn thể 105 cán bộ, giảng viên của nhà trường.       

II. Nội dung:

1.Thường trực Hội đồng báo cáo tóm tắt nội dung quá trình xây dựng và nội dung Đề án tự chủ trong công tác tuyển sinh hệ Cao đẳng của trường.

Mục tiêu chung: Nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào, đáp ứng mục tiêu đào tạo của từng ngành và phù hợp với điều kiện thực tiễn đối với các ngành của trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất”.

- Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong công tác tuyển sinh.

Mở rộng nguồn tuyển sinh nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào là một yếu tố quan trọng trong tiến trình phát triển một số ngành, chuyên ngành đào tạo góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh chứng minh khả năng học cao đẳng của mình bằng các kết quả học tập khác ngoài kết quả thi đại học, cao đẳng từ đó tạo điều kiện cho thí sinh có nhiều cơ hội tham gia xét tuyển các khối, ngành khác.

Điều kiện nguồn lực để thực hiện phương thức tuyển sinh:

- Loại hình nhà trường: Công lập.

- Tổng số CBCNV: 132 người; số lượng giảng viên cơ hữu: 106 người; trong đó có 41 người có trình độ trên đại học đạt tỷ lệ 39,05%.

- Tỷ lệ quy đổi HSSV/GV : 19

- Diện tích sàn xây dựng trên 1 HSSV:  8m2/HSSV.

- Quỹ đất: 9,1 ha

- Diện tích xây dựng: 20.000 m2

- Phòng thực tập, thực hành cho từng ngành đào tạo đầy đủ.

- Ký túc xá có chỗ ở cho 800 HSSV

Phương thức tuyển sinh:

Căn cứ vào Luật giáo dục đại học nhà trường lựa chọn phương thức tuyển sinh là: Thi tuyển kết hợp với xét tuyển.

Lộ trình thực hiện đề án:

- Từ Năm 2014 đến năm 2016: Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất tổ chức xét tuyển theo điểm sàn “3 chung” và theo Đề án xét tuyển riêng của trường.

- Từ năm 2017 trở đi: Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất tổ chức theo Đề án tuyển sinh riêng của trường.

2. Thảo luận:

Hội đồng thảo luận kỹ về thuận lợi, khó khăn khi tổ chức thực hiện tự chủ trong công tác tuyển sinh riêng, các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, phương thức tuyển sinh, các giải pháp thực hện đề án.

Hội đồng đã nhất trí thông qua đề án tự chủ trong công tác tuyển sinh hệ cao đẳng chính quy của nhà trường trình Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Biểu quyết: - Đồng ý: 105/105 Đạt 100%

- Không đồng ý: không

Phiên họp của Hội đồng kết thúc vào hồi 10h50’ ngày 18 tháng 01 năm 2014.

THƯ KÝ HỘI ĐỒNG

Hà Văn Hiếu

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

HIỆU TRƯỞNG

TS. Trần Minh Thịnh

Phụ lục 3

 Giới thiệu về trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất

1. Khái quát cơ sở đào tạo:

- Tên tiếng Việt: Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất

- Tên tiếng Anh: The College of Chemical Industry

- Tên viết tắt: CCI

- Địa chỉ trường: Khu 4, TT Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

- Thông tin liên hệ: Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất, Khu 4, thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Điện thoại: (0210)3786.168.          Số Fax: (0210).3786.218

- Website: http://ccipt.edu.vn

          2. Đôi nét về Trường

Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất là trường công lập trực thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam - Bộ Công Thương, thành lập ngày 01 tháng 9 năm 2008 theo Quyết định số 5672/QĐ- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở nâng cấp trường Trung học Công nghiệp Hóa chất.

Tiền thân là Trường Công nhân Kỹ thuật Hóa chất được thành lập theo Quyết định số 689-HC/ĐT2 ngày 15/5/1973 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hoá chất, địa điểm đặt tại xã Chu Hóa, huyện Lâm Thao, tỉnh Vĩnh Phú nay là Khu 4 Thị trấn Hùng Sơn - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ; Trường được đổi tên thành trường Đào tạo nghề Hóa chất (1997 - 2004), nâng cấp thành trường Trung học Công nghiệp Hóa chất (2005 - 2007) và nâng cấp thành trường Cao đẳng công nghiệp Hóa chất năm 2008;

*Về sứ mệnh: Trường  Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất là cơ sở đào tạo có uy tín và chất lượng cao. Cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề chuyên môn cao, có khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, có khả năng sáng tạo trong công việc, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

*Về giá trị cốt lõi:Tình đoàn kết & sự hợp tác - Tinh thần trách nhiệm-Tính sáng tạo & sự trung thực.

*Về cơ cấu tổ chức của Trường:

- Đảng bộ trường có 9 chi bộ, đảng viên chiếm 51,75% CBCNVC; Ban chấp hành đảng ủy có 11 đ/c; Ban thường vụ 3 đ/c;

- Ban Giám hiệu 3 đ/c;

- Các tổ chức chính trị xã hội: Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ; trung đội tự vệ.

- Cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, gồm: 5 phòng, 7 khoa, 2 trung tâm.

Các phòng chức năng:

+ Phòng Đào tạo

+ Phòng Tổ chức Hành chính – Quản trị

+ Phòng Tài chính – Kế toán

+ Phòng Công tác Chính trị - Học sinh sinh viên

+ Phòng Tuyển sinh & Giới thiệu việc làm

 Các khoa chuyên môn;

+ Khoa Khoa học Cơ bản

+ Khoa Điện tử - Tin học

+ Khoa Cơ khí

+ Khoa Phân tích

+ Khoa Công nghệ Hóa

+ Khoa Ngoại ngữ

+ Khoa Kinh tế

Trung tâm trực thuộc:

+ Trung tâm Ngoại ngữ

+ Trung tâm Tin học

Các tổ chức hoạt động theo quy chế và Điều lệ trường Cao đẳng đã được phê duyệt.

          * Về cơ cấu ngành nghề:

          Các ngành nghề đào tạo hệ Cao đẳng chính quy:

          - Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học

+ Công nghệ kỹ thuật hoá phân tích; 

+ Công nghệ hoá silicat;

+ Công nghệ hoá vô cơ - điện hoá;

- Ngành kế toán

+ Kế toán hành chính sự nghiệp;

+ Kế toán doanh nghiệp;

- Ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

+ Điện công nghiệp và dân dụng;

+ Điện tử công nghiệp;

* Về cơ sở vật chất:

Ra đời trong khói lửa của cuộc chiến tranh chống Đế quốc Mỹ xâm lược, gia tài của Trường khi đó là vách đất, nhà tranh, bàn ghế cũ, nhà cửa đổ nát ngổn ngang, mặt bằng lởm chởm do hàng trăm hố bom Mỹ để lại,…Từ trong đổ nát của đạn bom, được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, các thế hệ Thầy, Trò Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa Chất đã năng động sáng tạo và lao động không mệt mỏi để xây dựng nên cơ ngơi bề thế khang trang như hiện nay với trên 20.000 m2 xây dựng kiên cố, hiện đại trong khuôn viên 9,1 ha của trường gồm: 03 giảng đường chính, 02 xưởng thực hành, Phòng thí nghiệm hóa phân tích, hóa vô cơ, hữu cơ, hóa lý, thí nghiệm vật lý, thí nghiệm hóa công, thí nghiệm điện, điện tử, xưởng thực hành cơ khí, phòng học lý thyết có hỗ trợ của công nghệ thông tin, phòng máy tính, phòng học ngoại ngữ hiện đại, nhà hiệu bộ - hội trường, nhà đa năng, thư viện, 02 ký túc xá 3 tầng, nhà ăn tập thể, nhà khách, trạm xá, khu hoạt động thể thao, trải nhựa đường vào Trường và hệ thống đường nội bộ, hệ thống nước sạch, trạm điện, hồ sen, cây xanh, các công trình hạ tầng hoàn chỉnh tạo cảnh quan môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp.

          * Về đội ngũ cán bộ, giáo viên:

          Từ đội ngũ giáo viên ban đầu khi Trường mới thành lập chỉ có 24,52 % trình độ đại học, 35,8 % trình độ trung cấp, bằng nhiều hình thức khác nhau như đào tạo lại, đào tạo nâng cao, thực tập, bồi dưỡng,…đến nay Trường đã có được đội ngũ giảng viên dạn dày kinh nghiệm: 2,8% trình độ tiến sỹ, 41,25% trình độ thạc sĩ, 100% trình độ đại học; 60% giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; 7 giáo viên dạy giỏi cấp toàn quốc; 5 Nhà giáo Ưu tú. Nhà trường luôn coi trọng đổi mới mục tiêu đào tạo, nội dung và chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, kết hợp với đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động quản lý, phục vụ theo hướng “Quản lý tốt, giảng dạy tốt, phục vụ tốt và học tập tốt”.

* Kết quả đào tạo:

Từ ngày thành lập trường đến nay Trường đã đào tạo trên 20.000 cử nhân cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật lành nghề bậc 3/7; 2.043 công nhân bậc 2/7, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, bồi dưỡng thi chuyển ngạch, nâng bậc thợ trên 3.000 lao động thuộc các doanh nghiệp sản xuất trong ngành Hóa chất. Trường đã chọn cử trên 200 học sinh đi nước ngoài đào tạo và liên kết với các trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đaị học Thái Nguyên, Đại học Công nghiệp Hà Nội đào tạo được trên 1.000 kỹ sư, cử nhân các ngành công nghệ hóa học, điện xí nghiệp, cơ khí chế tạo, quản trị doanh nghiệp, kế toán. Ngoài ra trường còn liên kết với Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đào tạo 120 học viên cao cấp lý luận chính trị (khóa 2004-2006). Ngoài ra Trường còn phối hợp với các Ban của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tổ chức thi nâng ngạch kỹ sư chính, chuyên viên chính, tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ lãnh đạo thuộc các đơn vị thành viên trong Tập đoàn với trên 1.000 lượt người tham dự.

          * Thành tích của Trường:

Trong 40 năm qua, tập thể sư phạm Nhà trường đã được Đảng và Nhà nước trao tặng các danh hiệu và hình thức khen thưởng cao quý: Huân chương Độc lập Hạng Ba (năm 2012), Huân chương Lao động Hạng Nhất, Hạng Nhì, Hạng Ba vào những năm 2003, 1997, 1992, Huân chương Chiến công Hạng nhì (năm 1992), Kỷ niệm chương Hùng Vương phần thưởng cao quý nhất của tỉnh Phú Thọ năm 1992, 02 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, cờ Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, nhiều cờ, bằng khen của Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ. Được cấp Bằng công nhận cơ quan văn hóa cấp Tỉnh và cấp Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. Có 4 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba, 5 giáo viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, 3 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 7 giáo viên dạy cấp toàn quốc, 10 giáo viên dạy giỏi cấp Bộ, 114 lượt giáo viên, nhân viên được tặng bằng khen của các Bộ, Tập đoàn và tỉnh Phú Thọ. Đảng bộ trường nhiều năm liên tục đạt đơn vị trong sạch vững mạnh tiêu biểu, các đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Nữ công, Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ, Trung đội tự vệ đều đạt đơn vị có phong trào thi đua khá, được tặng cờ, bằng khen các cấp từ Trung ương đến địa phương nhiều năm liên tục.

Phụ lục 4

KẾT QUẢ TUYỂN SINH TRONG 5 NĂM TỪ 2009-2013

CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT

Năm học

Hệ cao đẳng

Hệ TCCN

Chỉ tiêu

Kết quả

Chỉ tiêu

Kết quả

2009 - 2010

300

309

500

403

2010 - 2011

400

280

500

478

2011 - 2012

400

287

500

750

2012 - 2013

400

288

700

553

2013 - 2014

500

280

700

482

CÁC NGÀNH, CHUYÊN NGÀNH VÀ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT

TT

Tên ngành, chuyên ngành

Trình độ đào tạo

Ghi chú

Cao đẳng

TCCN

1

Chuyên ngành phân tích hóa học

x

x

2

Chuyên ngành công nghệ kỹ thuật vô cơ, điện hóa

x

x

3

Chuyên ngành công nghệ kỹ thuật hóa Silicat

x

x

4

Chuyên ngành công nghệ kỹ thuật hóa hữu cơ

x

x

5

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

x

6

Kế toán

x

x

7

Điện công nghiệp và dân dụng

x

x

8

Công nghệ hàn

x

9

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

x

10

Công nghệ thông tin

x

11

Bảo trì và sử chữa thiết bị cơ khí

x

Phụ lục 5

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ

Chuyên ngành

Ghi chú

Nam

Nữ

1

Trần Minh Thịnh

1966

Tiến sỹ

Hóa học

Hiệu trưởng

2

Đoàn Văn Long

1955

Thạc sỹ

QTKD

P. hiệu trưởng

3

Lê Văn Kỳ

1961

Thạc sỹ

QTKD

P. hiệu trưởng

4

Phạm Mạnh Quỳnh

1957

Thạc sỹ

QTKD

Trưởng phòng

5

Phương Thị Út

1971

Thạc sỹ

CNKT hóa học

P.trưởng phòng

6

Trấn Quốc Thái

1978

Thạc sỹ

Anh văn

7

Lê Thị Minh Phượng

1972

Thạc sỹ

Anh văn

Trưởng khoa

8

Đặng Thị Thúy

1977

Thạc sỹ

Anh văn

9

Phạm Mai Hương

1968

Thạc sỹ

CNKT hóa học

Trưởng khoa

10

Nguyễn.T.T. Hằng

1973

Thạc sỹ

CNKT hóa học

Trưởng khoa

11

Phan Thanh Bình

1969

Tiến sỹ

Hóa học

Trưởng khoa

12

Nguyễn Quang Tùng

1967

Tiến sỹ

Hóa học

Trưởng khoa

13

Đàm T. Thanh Thủy

1974

Thạc sỹ

CNKT hóa học

14

Nguyễn Thị Thanh Hải

1986

Thạc sỹ

CNKT hóa sinh

15

Nguyễn Thị Minh Hải

1984

Thạc sỹ

CNKT hóa học

16

Lê Hồng Phúc

1982

Thạc sỹ

CNKT hóa học

17

Nguyễn Thị Anh

1970

Thạc sỹ

CNKT hóa học

18

Mai Thị Thoa

1982

Thạc sỹ

CNKT hóa học

19

Đỗ Thị Kiều Nga

1979

Thạc sỹ

CNKT hóa học

20

Thái Anh Tuấn

1964

Thạc sỹ

QTKD

Trưởng phòng

21

Nguyễn T. Thu Thủy

1982

Thạc sỹ

Chính trị

22

Đoàn T. Phương Loan

1977

Thạc sỹ

Quản lý K.tế

Trưởng khoa

23

Tạ Mai Thơm

1973

Thạc sỹ

Quản lý K.tế

24

Nguyễn Thị Hải Việt

1984

Thạc sỹ

Quản lý K.tế

25

Nguyễn Thị Oanh

1971

Thạc sỹ

Quản lý K.tế

Trưởng phòng

26

Lương Quang Phát

1959

Thạc sỹ

QTKD

Trưởng phòng

27

Cao Quốc Duy

1973

Thạc sỹ

CNTT

Trưởng khoa

28

Phạm Quốc Chính

1975

Thạc sỹ

CNKT điện

Tổ trưởng

29

Nguyễn Thanh Hương

1982

Thạc sỹ

CNKT điện

30

Đào T. Phương Thúy

1983

Thạc sỹ

CNKT điện

31

Lê Thị Phương

1981

Thạc sỹ

CNKT điện

32

Đỗ Thị Hải Yến

1985

Thạc sỹ

CNKT điện

33

Nguyễn T. Nam Thắng

1975

Thạc sỹ

CNKT điện

34

Nguyễn T. Xuân Thu

1975

Thạc sỹ

CNKT điện

35

Đinh thị Vân Anh

1971

Thạc sỹ

Quản lý GD

Trưởng khoa

36

Lê Thị Phong Lan

1984

Thạc sỹ

Toán học

37

Nguyễn Thị Ngọc Liên

1985

Thạc sỹ

Toán học

38

Trương Đình Luân

1979

Thạc sỹ

CNKT cơ khí

39

Nguyễn Trọng Quý

1981

Thạc sỹ

CNKT cơ khí

40

Nguyễn Trung Anh

1977

Thạc sỹ

CNKT cơ khí

41

Nguyễn Văn Hùng

1959

Thạc sỹ

CNKT cơ khí

42

Nguyễn Trường Sơn

1985

Thạc sỹ

Lịch sử

43

Hà Văn Hiếu

1973

Thạc sỹ

Quản lý GD

Trưởng phòng

44

Đào Thị Quỳnh

1983

Cử nhân

Vật lý

45

Đặng Hồng Nghĩa

1984

Cử nhân

CNTT

46

Ngô Thị Mây

1964

Cử nhân

Hóa học

P. trưởng khoa

47

Đào Thị Tình

1979

Cử nhân

Văn học

48

Nguyễn T.Thế Phương

1970

Cử nhân

Văn học

49

Lê Thị Hồng Hạnh

1983

Cử nhân

Toán học

50

Trần Thị Quỳnh

1985

Cử nhân

Vật lý

51

Trần Thị Ngọc Phương

1983

Cử nhân

Lịch sử

52

Lê Thị Hương Trà

1981

Cử nhân

Vật lý

53

Đào Gia Hảo

1984

Cử nhân

Hóa học

54

Nguyễn Quốc Hoàn

1982

Cử nhân

Toán học

55

Dương Văn Cường

1979

Cử nhân

Lịch sử

56

Nguyễn Thị Hà Chi

1989

Cử nhân

Văn học

57

Trần Thị Minh Phú

1985

Cử nhân

Địa lý

58

Trần Văn Khâm

1959

Kỹ sư

CN chế tạo máy

Trưởng khoa

59

Lê Quốc Bình

1959

Kỹ sư

Hóa học

60

Phạm Duy Hùng

1975

Cử nhân

SP kỹ thuật

P. trưởng khoa

61

Nguyễn Việt Hùng

1963

Kỹ sư

Hóa học

62

Đỗ Thị Quyên

1989

Cử nhân

Cơ khí

63

Đoàn Văn Khôi

1962

Cử nhân

SP kỹ thuật

64

Nguyễn Xuân Phương

1966

Cử nhân

SP kỹ thuật

65

Đỗ Văn Tuân

1985

Cử nhân

SP kỹ thuật

66

Đào Xuân Hạ

1955

Cử nhân

SP kỹ thuật

67

Trần Thị Huệ

1978

Cử nhân

Anh văn

68

Đoàn Thị Ngà

1982

Cử nhân

Anh văn

69

Nguyễn Thị Hương

1978

Cử nhân

Anh văn

70

Nguyễn Văn Hê

1955

Cử nhân

Chính trị

P. trưởng phòng

71

Nguyễn Văn Khỏe

1969

Cử nhân

GD thể chất

72

Nguyễn Thị Bích Vân

1982

Cử nhân

Chính trị

73

Phạm Anh Dũng

1981

Cử nhân

GD thể chất

74

Nguyễn T. Minh Hường

1982

Cử nhân

GD thể chất

75

Trần Thị Chiền

1992

Cử nhân

Luật

76

Khổng thị Bích Hồng

1986

Cử nhân

Xã hội học

77

Đỗ Lê Thương

1986

Kỹ sư

CN chế tạo máy

78

Phạm Văn Trịch

1959

Kỹ sư

Hóa học

79

Tạ Thị Như Quỳnh

1987

Cử nhân

Hóa học

80

Nguyễn Xuân Quang

1982

Cử nhân

Hóa học

81

Trần Thị Bích Liên

1977

Cử nhân

Kế toán

82

Nguyễn Thị Thành

1985

Cử nhân

Kế toán

83

Ninh Thị Thanh Bình

1982

Cử nhân

Kế toán

84

Phạm Hồng Đức

1961

Kỹ sư

Hóa học

85

Nguyễn Ngọc Đồng

1982

Cử nhân

Hóa học

86

Phạm Việt Hùng

1984

Cử nhân

Hóa học

67

Nguyễn Minh Tuần

1975

Kỹ sư

Điện, tự động hóa xí nghiệp

88

Nguyễn Đình Quế

1976

Kỹ sư

Hóa học

89

Lê Minh Xuân

1965

Kỹ sư

Hóa học

90

Lê Minh Tiệp

1960

Kỹ sư

Điện, tự động hóa xí nghiệp

91

Lương Thị Thúy

1980

Cử nhân

Kế toán

92

Phan Kim Nhung

1972

Cử nhân

Kế toán

93

Chu Quang Thuận

1986

Cử nhân

CNTT

94

Bùi Thị Thanh Huyền

1985

Cử nhân

CNTT

95

Võ Trọng Đại

1970

Kỹ sư

Điện, tự động hóa xí nghiệp

96

Bùi Văn Hùng

1961

Kỹ sư

Kinh tế

P. trưởng phòng

97

Trần Huy Hoàng

1962

Cử nhân

QTKD

98

Lục Thị Thương

1986

Cử nhân

Kế toán

99

Bùi Thị Kim Tân

1984

Cử nhân

Kế toán

100

Phạm Thị Nhiên

1977

Cử nhân

Hóa học

101

Hà Thị Nhã Phương

1986

Kỹ sư

Hóa hữu cơ

102

Đặng Thanh Bình

1976

Cử nhân

CNTT

103

Đặng Thị Trang

1990

Cử nhân

Hóa học

104

Vũ Thanh Quynh

1982

Kỹ sư

Công nghệ hàn

105

Trần Văn Tích

1980

Kỹ sư

CN chế tạo máy

106

Quản Văn Toản

1980

Kỹ sư

CN chế tạo máy

DANH MỤC CÁC NGUỒN LỰC

I. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CƠ HỮU CỦA TRƯỜNG .

II. CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA TRƯỜNG

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Tổng số

I

Diện tích đất

ha

9,1

II

Diện tích xây dựng

m2

20.000

III

Giảng đường phòng học

m2

6749

1

Số phòng học

phòng

42

2

Diện tích phòng

m2

64

IV

Diện tích hội trường

m2

1092

V

Phòng máy tính

4

1

Diện tích

m2

197

2

Số máy tính

Chiếc

160

3

Số máy được nối mạng

Chiếc

160

VI

Phòng học ngoại ngữ

1

Số phòng

Phòng

02

2

Diện tích

m2

108

VII

Thư viện

1

1.

Diện tích

m2

400

2.

Số đầu sách

Quyển

7.265

VIII

Phòng thí nghiệm

Phòng

06

1

Diện tích

m2

390

IX

Xưởng thực hành

Phòng

06

Diện tích

m2

2475

X

Ký túc xá

1.

Diện tích

m2

2712

2

Số phòng

Phòng

72

XI

Diện tích nhà ăn HS

m2

657

XII

Diện tích sân vận động

m2

3250

Phòng học, giảng đường, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy:

TT

Loại phòng học

Số lượng

Diện tích

(m2)

Trang thiết bị chính hỗ trợ giảng dạy

Tên thiết bị

Số lượng

Phục vụ học phần/ môn học

1

Phòng Hội trường

01

1092

Projector, máy vi tính, loa, đài

01

Tất cả các môn

2

Giảng đường

42

6749

Projector

35% số phòng

Tất cả các môn

3

Phòng học ngoại ngữ

02

108

Projector,

máy vi tính,

Cabin

01

01

30

Tiếng Anh,

4

Phòng vi tính

04

260

Máy vi tính, projector

103

04

Nhập môn tin học

5

Sân vận động

01

3250

Giáo dục thể chất

6

Nhà thi đấu đa năng, CLB

03

993

Giáo dục thể chất

Cơ sở vật chất phục vụ ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí:

TT

Tên phòng thí nghiệm, thực hành, thực tập

Diện tích

m2

Danh mục trang thiết bị chính

Hỗ trợ thí nghiệm thực hành

Tên thiết bị

Số lượng

Phục vụ môn học/học phần

1

Phòng thực hành trên máy tính

260

Máy tính

103

- Nhập môn tin học

Máy chiếu Projecter

04

Máy in

04

Mạng nội bộ

01 bộ

2

Phòng học ngoại ngữ

108

Bàn ghế

30

- Tiếng Anh

Bảng đen

01

Tủ đựng tài liệu

01

Máy chiếu Projecter

01 bộ

3

Phòng thí nghiệm vật lý

72

Bàn ghế

30

- Vật lý đại cương

Bảng đen

01

Tủ đựng tài liệu

01

Bộ thí nghiệm

01 bộ

4

Phòng thí nghiệm hóa học

72

Bàn ghế

30

- Hóa học đại cương

Bảng đen

01

Tủ đựng tài liệu

01

Bộ thí nghiệm

01

5

Phòng thực hành kỹ thuật đo

150 m2

1. thước cặp 0.1

05

- Dung sai và kỹ thuật đo

- Sức bền vật liệu

- Vật liệu học

- Cơ ứng dụng

- Công nghệ hàn

2. Thước cặp 0.05

05

3.Thước cặp 0.02

05

3. Pan me đo ngoài

05

4. pan me đo trong

05

5. pan me đo sâu

05

6. Đồng hồ so

05

7. Thước đo góc

06

8. Bộ căn 92

01

9. Bộ căn 83

01

10. Bộ căn 9

01

11. Máy thử độ cứng

Tigerdirect HTM210

01

12. Máy đo độ nhám

ELCOMETER 7060

01

13.Máy thử kéo nén vật

liêu vạn năng

TIMEGROUP WDW600

01

14. Máy thử uốn vật liệu

TIMJING

01

15. Máy tử xoắn vật liệu

TOHNICHI

01

16. Máy kiểm tra siêu âm SITESCANDSERIS

17. Kinh lúp

01

18. Kính hiển vi

SECONĐHAN NIKON

01

19.Máy soi tổ chức kim loại

BORESEYEDC

SERIS-11230

6

Phòng thực hành

CAD/CAM

150 m2

1. Máy chiếu projector

04cái

- Autocad

- Lập trình CNC

- Công nghệ CAD/CAM/CNC

2. Máy vi tính

60 bộ

7

Phòng Thực hành CNC

150 m2

1. Máy tiện CNC MAZAK - QT6T

01cái

- Lập trình CNC

- Thực tập CNC

2. Máy Tiện Turn 250

01cái

3. Máy phay CNC MAILLINGYCMXV560A

01cái

4. Máy phay Mill 55

01cái

8

Xưởng thực tập hàn

300 m2

1.Máy hàn VN 400A

04

- Thực tập hàn

- Chế tạo phôi

2. Máy hàn TIG MATE 300

02

4. Máy hàn MIG JINO 430S

02

5. Máy hàn TIG NESTA 6. BLOC 250

02

7. Máy hàn TIG HB 300P

02

8. MIG JNIOR 283

02

9. TIG DC300

01

10. Máy hàn hơi KCK- 2000

01

11. Máy hàn điểm cầm tay

01

12.Máy hàn tiếp xúc đường 0K-A30

01bộ

13.Máy hàn tiếp xúc giáp mối 70KVA

01 bộ

14. Thiết bị cắt bằng o xy và khí cháy

01 bộ

9

Xưởng thực tập Nguội

300 m2

1. êtô tay

25cái

- Thực tập nguội

2. ê tô chân

14cái

3. Đe quả chám

06cái

4. Bàn máp

04

5. Đe vạn năng

02

6. Búa nguội

25

7. Dũa thô

20 bộ

8. Dũa mịn

20 bộ

10

Xưởng thực tập Tiện, phay, bào

300 m2

1. Máy phay vạn năng GEST

JL-VH320A

01

- Thưc tập cắt gọt kim loại

- Máy công cụ

- Nguyên lý cắt

- Công nghệ chế tạo máy

2. Máy bào B665

01

3.Máy Xọc NAKBO GS975-9

01

4. Máy phay PTUM32A-TQ

01

5. Máy phay UF222

01

6. Máy mài MD 3215 TQ

04

7. Máy mài M 3040

04

8. Máy khoan K122- VN

04

9. Máy khoan cần 525 - VN

02

10. Máy cắt thép tấm Q11 - TQ

01

11. Máy cắt đột CD13

01

12. Máy Khoan phay KF 70

01

13. Máy tiện RUN- 300X 1000

01

14. Máy tiện RUN – 430x 1000

01

15.Máy tiện T18A

01

16. Máy tiện T14L

01

17. Máy mài 28A/400

02

18. Máy cắt thép tấm Q11 - TQ

02

19. Máy cắt đột CD13

02

20. Máy mài MD 3215 TQ

02

21. Máy mài M 3040

02

22. Máy cắt đĩa

01

23. Máy khoan cầm tay

02

Cơ sở vật chất phục vụ ngành công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử:

TT

Tên phòng thí nghiệm, xưởng, cơ sở thực hành

Diện tích (m2)

Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ thí nghiệm, thực hành

Tên thiết bị

Số lượng

Phục vụ môn học/học phần

1

Phòng thực hành

trên máy tính

260 m2

Mạng nội bộ

103

Mạng nội bộ

04

Mạng nội bộ

04

Mạng nội bộ

01 bộ

2

Phòng học ngoại ngữ

108 m2

Bàn ghế

30 bộ

Tiếng Anh,

Tiếng Anh chuyên ngành

Bảng đen

01

Tủ đựng tài liệu

01

Máy chiếu Projecter

01

3

Phòng thí nghiệm Vật lý

72 m2

Bàn ghế

30 bộ

Vật lý Đại cương

Bảng đen

01

Tủ đựng tài liệu

01

Thiết bị thí nghiệm

01 bộ

4

Phòng thí nghiệm Hóa học

72m2

Bàn ghế

30 bộ

Hóa học đại cương

Bảng đen

01

Tủ đựng tài liệu

01

Thiết bị thí nghiệm

01 bộ

5

Phòng thực hành Điện - Điện tử - PLC

300m2

Bộ thí nghiệm và thực hành Máy phát điện xoay chiều một pha, ba pha

3 bộ

- Máy điện

- Kỹ thuật điện

- Lý thuyết mạch

Bộ thực hành máy phát điện 1 chiều

3 bộ

- Cung cấp điện

- Đo lường điện

Máy phát điện xoay chiều 1 pha

1 bộ

- Vi mạch ứng dụng

Máy phát điện xoay chiều 3 pha

1 bộ

- Điều khiển logic và PLC

Hệ thống truyền động máy phát động cơ

3 bộ

- Lý thuyết điều khiển tự động

Động cơ điện 1 pha

3 bộ

- Kỹ thuật điện tử

Động cơ đồng bộ 3 pha

3 bộ

- Điện tử công suất

Động cơ không đồng bộ 3 pha rôto dây quấn

3 bộ

- Điều khiển khí nén

Động cơ không đồng bộ 3 pha rôto lồng sóc

6 bộ

Bộ điều khiển động cơ

3 bộ

Bộ khởi động mềm động cơ 3 pha

3 chiếc

Quạt điện, mô tơ điện các loại

3 chiếc

Khởi động từ 3 pha

9 chiếc

Bộ lõi sắt quấn máy biến áp 1 pha, 3 pha

9 bộ

Máy biến áp 3 pha

3 chiếc

Máy biến áp tự ngẫu

3 chiếc

Bộ thí nghiệm mạch điện một chiều (DC)

2 bộ

Tủ điện phân phối 1 pha

2 bộ

Tủ điện phân phối 3 pha

2 bộ

Tủ sấy điều khiển được nhiệt độ

2 chiếc

Bộ thực hành điện tử cơ bản.

6 bộ

Bộ thí nghiệm mạch điện xoay chiều 1 pha, 3 pha.

2 bộ

Bộ linh kiện thực hành điện tử công suất

6 bộ

Màn hình cảm biến (VT-10T).

1 bộ

Kít thực tập.

3 chiếc

Đầu dò logic.

3 chiếc

Máy điều hòa không khí trung tâm.

1 chiếc

Các dàn trao đổi nhiệt ống – quạt.

1 chiếc

Bộ thực tập về điện tử công suất

6 bộ

Các bộ khuếch đại công suất

6 chiếc

Bộ thực hành cảm biến

2 bộ

Thiết bị cảm biến (hoạt động được)

2 bộ

Bộ khí cụ điện thực hành

6 bộ

Thiết bị lập trình PLC

3 bộ

Bộ điều khiển PLC cỡ nhỏ Logo – Zen-EAZY

2 bộ

Bộ đèn các loại

2 bộ

PLC S7- 200 và S7- 300

4 bộ

6

Phòng thực hành điện - Điện tử - PLC

300m2

Mô hình Survolter (hoạt động được)

2 bộ

- Máy điện

- Kỹ thuật điện

Mô hình cắt bổ hoặc các thiết bị thật cơ cấu đo các loại máy đo

2 bộ

- Lý thuyết mạch

-Truyền động điện

Mô hình hòa đồng bộ máy phát điện 3 pha

2 bộ

- Trang bị điện

- Khí cụ điện

Mô hình cắt bổ động cơ 1 pha, 3 pha

2 bộ

- Tự động hóa quá trình sản xuất

Mô hình điều khiển tốc độ động cơ

2 bộ

Mô hình tháo lắp, đấu dây, vận hành máy biến áp phân phối 3 pha.

2 bộ

Mô hình thực hành máy biến áp 1 pha, 3 pha

2 bộ

Mô hình điều khiển tốc độ động cơ bằng biến tần

2 bộ

Mô hình thực hành đấu dây động cơ 3 pha 2 cấp tốc độ

2 bộ

Mô hình thực hành động cơ 1 pha, 3 pha

2 bộ

Mô hình thực hành chứng minh tính thuận nghịch của máy phát điện.

2 bộ

Mô hình mô phỏng sự cố trên máy điện xoay chiều.

2 bộ

Mô hình mô phỏng sự cố trên máy điện một chiều.

2 bộ

Mô hình thực hành về hệ thống cung cấp điện

1 bộ

Mô hình dàn trải thực hành khí cụ điện (hoạt động được)

6 bộ

Mô hình đào tạo về bảo vệ rơle

2 bộ

Mô hình mạch điện chiếu sáng

2 bộ

Mô hình dàn trải máy điều hòa (hoạt động được)

2 bộ

Mô hình mạch máy sản xuất

1 bộ

Mô hình dàn trải hệ thống lọc bụi công nghiệp

1 bộ

Mô hình dàn trải hệ thống thông gió công nghiệp

1 bộ

Mô hình điều khiển băng tải

1 bộ

Mô hình điều khiển thang máy

1 bộ

Mô hình lắp đặt hệ thống an toàn điện

2 bộ

Mô hình lò nhiệt.

1 bộ

Mô hình mạch điện khống chế các máy công nghiệp

2 bộ

Mô hình mô phỏng ứng dụng cảm biến đo lưu lượng.

2 bộ

Mô hình mô phỏng ứng dụng cảm biến đo vận tốc vòng quay và góc quay

2 bộ

Mô hình mô phỏng ứng dụng cảm biến nhiệt độ.

2 bộ

Mô hình mô phỏng ứng dụng cảm biến tiệm cận và các loại cảm biến xác định vị trí, khoảng cách.

2 bộ

Mô hình thực hành lắp ráp mạch: các loại rơle, CB, cầu dao, cầu chì nút nhấn các loại, thiết bị tín hiệu...

2 bộ

Mô hình cắt bổ máy phát điện một chiều

2 bộ

Các mô hình, bảng điện cho thực tập điện chiếu sáng

6 bộ

Cơ sở vật chất phục vụ ngành công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng:

TT

Tên phòng thí nghiệm, xưởng, cơ sở thực hành

Diện tích

Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ thí nghiệm, thực hành

Tên thiết bị

Số lượng

Phục vụ môn học/ học phần

1

Phòng thực hành trên máy tính

260 m2

Máy tính

103 chiếc

- Tin học đại cương

Máy chiếu Projecter

1 bộ

Máy in

01 bộ

Mạng nội bộ

2

Phòng học ngoại ngữ

108 m2

Bàn ghế

30 bộ

- Tiếng Anh

- Tiếng Anh chuyên ngành

Bảng đen

01

Tủ đựng tài liệu

01

Máy chiếu Projecter

01 bộ

3

Phòng thí nghiệm vật lý

72m2

Bàn ghế

20

Vật lý đại cương

Bảng đen

01

Tủ đựng tài liệu

01

Thiết bị thí nghiệm

01 bộ

4

Phòng thí nghiệm hóa học

72 m2

Bàn ghế

20

Hóa học đại cương

Bảng đen

01

Tủ đựng tài liệu

01

Thiết bị thí nghiệm

5

Phòng thí nghiệm công nghệ

72m2

Máy nén thủy lực

1

-Thực tập công nghệ

-Thí nghiệm vật liệu xây dựng

-Thí nghiệm xi măng và các chất kết dính

-Thí nghiệm gốm và thuỷ tinh xây dựng

-Thí nghiệm bê tông xi măng

-Thí nghiệm vật liệu chịu lửa và vật liệu cách nhiệt

Máy dằn

1

Máy rung

1

sàng

1

Bộ dụng cụ trộn mẫu

1

Thiết bị trộn Begun

1

Cân mẫu

1

Tủ sấy

1

T.B xá định bề mặt

1

Cốc thép 1 lít

1

Bình cầu thủy tinh

1

6

Phòng thí nghiệm Lò công nghiệp

72m2

Lò sấy

-TT công nghệ

-Thí nghiệm VLXD

-TN lò công nghiệp

-TN xi măng và các CKD

-TN gốm và thuỷ tinh xây dựng

-TN bê tông xi măng

-Thí nghiệm VLCL và vật liệu cách nhiệt

Lò nung

Cân mẫu

Máy nghiền

Thử cường độ chịu nén

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ