ĐBSCL: Tìm biện pháp đón đầu dạy và học ngoại ngữ

GD&TĐ - Sau nhiều năm triển khai dạy và học Ngoại ngữ, nhiều địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có những bước tiến tích cực. Nhiều tỉnh, thành đã chuẩn bị tốt về chất và lượng với hoạt động thí điểm theo hình thức khác nhau. Tất cả đang hướng tới mục tiêu nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực trong tương lai…  

ĐBSCL: Tìm biện pháp đón đầu dạy và học ngoại ngữ

Tiến triển rõ rệt

Trong thực tế triển khai, ngoài các tiêu chuẩn đáp ứng cho quá trình thí điểm như trình độ giáo viên, năng lực học sinh, cơ sở vật chất… thì việc tăng số lượng lớp thí điểm trở thành điều kiện cần nhất cho việc triển khai đại trà. Tại tỉnh Bạc Liêu, tiếng Anh thí điểm theo chương trình 10 năm được triển khai từ năm học 2013 - 2014, bắt đầu với 3 lớp 6 gồm 105 học sinh và 2 lớp 10 với 70 em tại Trường THPT chuyên Bạc Liêu. Từ kết quả tích cực, ở những năm tiếp theo, việc triển khai mở rộng dạy và học ngoại ngữ được tiếp tục trên toàn tỉnh.

Ông Dương Hồng Tân - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Những khó khăn ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô các trường tham gia triển khai dạy và học Ngoại ngữ là: trình độ năng lực ngoại ngữ của học sinh chưa đáp ứng yêu cầu; thiết bị phục vụ việc dạy và học ngoại ngữ ở một số trường còn hạn chế; nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ năng lực ngoại ngữ (cấp THPT mới đạt 23,6%)…”.

Linh động tháo gỡ khó khăn

Mặc dù việc dạy và học Ngoại ngữ được tích cực triển khai nhưng vẫn còn những khó khăn, vướng mắc. Theo đó, quy mô số lượng trường, lớp thí điểm có tăng, nhưng ở một số trường được chọn vẫn không tránh khỏi tình trạng phát triển thí điểm theo “biểu đồ hình sin”.

Trong quá trình học tập, học sinh vùng sâu, vùng xa còn gặp khó ở kỹ năng nghe và nói tiếng Anh. Để học sinh hoàn thiện nhuần nhuyễn cả 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết thì nhà trường tiến hành dạy tăng tiết, tạo điều kiện tiếp xúc ngoại ngữ cho cả khối THPT và THCS thông qua các câu lạc bộ.
Thầy Nguyễn Quang Khải, 
Phó Hiệu trưởng Trường THPT 
An Lạc Thôn (Kế Sách, Sóc Trăng)

Trường THPT Cái Tắc (thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, Hậu Giang) là một điển hình. Đã qua 4 năm triển khai, tuy nhiên trường gặp trở ngại vì gián đoạn trong công tác tuyển sinh. Cụ thể, trường chỉ mở được khóa đầu tiên và những năm tiếp theo không mở được dù đã có nhiều nỗ

Thầy Nguyễn Quang Khải - Phó Hiệutrưởng Trường THPT An Lạc Thôn trao đổi: “Vào tháng 5 hàng năm, nhà trường phổ biến kế hoạch, tổ chức ôn luyện trong vòng 3 tháng cho những học sinh có nguyện vọng học ngoại ngữ. Qua quá trình tham gia chuẩn bị, học sinh đã có nhiều cơ hội củng cố, phát huy năng lực chính bản thân để rèn luyện các kỹ năng sử dụng tiếng Anh. Qua đó, các em có nhiều động lực phấn đấu nên chất lượng sẽ cao hơn”. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ