Dạy trẻ kiểm soát cảm xúc

GD&TĐ - Trong những năm gần đây, việc không kiểm soát được những cảm xúc tiêu cực của học sinh, nhất là học sinh bậc THPT đã dẫn đến những xung đột học đường mà hậu quả của nó đã để lại những hệ lụy về tâm lý, sự an toàn trường học. 

Chương trình “Khi tôi 18” được Đoàn trường tổ chức sẽ là cơ hội để học sinh chia sẻ những vướng mắc tâm lý lứa tuổi.
Chương trình “Khi tôi 18” được Đoàn trường tổ chức sẽ là cơ hội để học sinh chia sẻ những vướng mắc tâm lý lứa tuổi.

Những biểu hiện của cảm xúc tiêu cực

Cảm xúc tiêu cực xuất hiện khá phổ biến ở tâm lý lứa tuổi học sinh đang trong giai đoạn phát triển về tâm, sinh lý, đặc biệt là học sinh THPT. Vì vậy, những cảm xúc này diễn ra khá tinh vi, phức tạp, khó nắm bắt nếu bản thân học sinh không biểu hiện ra nét mặt, hành động.

Cảm xúc tiêu cực là những biểu hiện tâm lý của học sinh khi gặp phải những vấn đề trong cuộc sống, xã hội, nhà trường, quan hệ bạn bè tác động làm cho cảm xúc bị biến đổi theo hướng tiêu cực.

Biểu hiện của cảm xúc tiêu cực được thể hiện ở nhiều mức độ, từ nhẹ rồi tăng dần đến mức độ cao. Cụ thể như khiếp sợ, ghê tởm, khinh bỉ, giận dữ, đau khổ, xấu hổ, tủi nhục... Đó là những cung bậc cảm xúc xuất hiện khá nhanh ở lứa tuổi học sinh THPT khi có một sự tác động nào đó từ bên ngoài hoặc từ bạn bè cùng trang lứa và nó có sức lan tỏa khá nhanh đến hệ thần kinh khiến cho tâm lý của học sinh không ổn định dẫn đến những hành vi tiêu cực.

Nếu không kiểm soát và giải tỏa được, cảm xúc tiêu cực dễ dẫn đến những hành vi xấu như nói tục, chửi thề, cãi cọ, cáu giận, bất mãn, bạo lực học đường... Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những vụ việc đáng tiếc xảy ra thường xuyên trong môi trường học đường.

Hậu quả của cảm xúc tiêu cực

Khi khảo sát 600 học sinh ở một trường THPT ở miền núi, chúng tôi thu được kết quả rất đáng bàn là có tới 595 học sinh đã từng có những biểu hiện cảm xúc tiêu cực, chiếm 99,16%. Trong đó, có nhiều học sinh thừa nhận rằng, không có kỹ năng kiểm soát, kiềm chế và giải tỏa những cảm xúc tiêu cực khi mắc phải.

Có em đã từng có những hành vi tiêu cực khi mức độ cảm xúc đẩy lên cao trào. 100% các em học sinh được khảo sát có nhu cầu tư vấn về tâm lý, tư vấn kỹ năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực một cách thường xuyên.

Sau khi đã nắm bắt được đối tượng học sinh trên, giáo viên chủ nhiệm cần sử dụng phương pháp trò chuyện để vừa tâm sự với các em, vừa để thấu hiểu, an ủi, vỗ về để các em giải tỏa được những vấn đề, cảm xúc tiêu cực đang chất chứa trong lòng. Từ đó, thành lập nhóm bạn trong lớp nhằm tích cực trò chuyện, động viên một cách thường xuyên để các em cảm thấy có được niềm vui, niềm an ủi, sự thấu hiểu từ bạn bè, cảm thấy có thêm động lực trong học tập.

Cảm xúc tiêu cực đã khiến các em học sinh có những biểu hiện như buồn chán, lo lắng, thất vọng, lơ là trong học tập, ngại giao tiếp với bạn bè, đôi khi tỏ ra bất cần, không nghe lời thầy cô và bè bạn, dễ bị lôi kéo vào những việc làm xấu.

Ngoài ra, còn có các biểu hiện tiêu cực khác như hay bỏ học, hay nghỉ học không phép, thường xuyên vi phạm nội quy, có biểu hiện cãi lại thầy cô, người lớn tuổi…

Như thế, các mức độ hành vi xuất hiện khá nhiều ở đối tượng học sinh có cảm xúc tiêu cực diễn ra khá âm thầm, phức tạp.

Khi học sinh xuất hiện các biểu hiện của cảm xúc tiêu cực trên sẽ dẫn đến những hệ quả xấu trong quá trình giáo dục các em. Việc kéo dài những hành vi tiêu cực sẽ dẫn đến việc học tập của các em trở nên chểnh mảng, lơ là, chất lượng thấp.

Khi các hành vi được đẩy lên cao trào sẽ dẫn đến việc các em sẽ vi phạm đạo đức, mất đi động cơ học tập, thiếu niềm tin trong cuộc sống, mất phương hướng, dẫn đến bạo lực học đường.

Trường THPT Hạ Hòa (Phú Thọ) tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tại địa phương.
  • Trường THPT Hạ Hòa (Phú Thọ) tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tại địa phương.

Cần có những biện pháp giúp đỡ

Với vai trò là môi trường giáo dục, rèn luyện đạo đức, nhân cách cho học sinh, các nhà trường phổ thông cần có những biện pháp cụ thể nhằm giúp đỡ, tư vấn để học sinh có kỹ năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực của bản thân.

Trước hết, các nhà trường cần phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc quan tâm, bám lớp để kịp thời phát hiện những biểu hiện khác thường ở đối tượng học sinh có những tác động làm thay đổi tâm lý để có những biện pháp tư vấn tâm lý, giúp các em có kỹ năng kiểm soát những cảm xúc tiêu cực, tránh xảy ra những biến đổi tâm lý theo hướng xấu.

Sau khi đã nắm bắt được đối tượng học sinh trên, giáo viên chủ nhiệm cần sử dụng phương pháp trò chuyện để vừa tâm sự với các em, vừa để thấu hiểu, an ủi, vỗ về để các em giải tỏa được những vấn đề, cảm xúc tiêu cực đang chất chứa trong lòng.

Từ đó, thành lập nhóm bạn trong lớp nhằm tích cực trò chuyện, động viên một cách thường xuyên để các em cảm thấy có được niềm vui, niềm an ủi, sự thấu hiểu từ bạn bè, cảm thấy có thêm động lực trong học tập.

Các nhà trường cần phát huy vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa như tổ chức trò chơi, cuộc thi, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các câu lạc bộ để tạo sân chơi bổ ích, giúp học sinh nói chung và học sinh có cảm xúc tiêu cực nói riêng hòa vào niềm vui của tập thể, được giao lưu, chia sẻ và quên đi nỗi buồn của riêng mình, cố gắng nhiều hơn trong học tập.

Hằng tuần, vào giờ chào cờ hay sinh hoạt lớp, nhà trường cần tổ chức các buổi ngoại khóa về các chủ đề như kỹ năng sống, bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản vị thành niên, thông điệp cuộc sống... để các em vừa được giao lưu, vừa nhận được những bài học quý giá để vượt lên những xung đột tâm lý trong cuộc sống.

Các nhà trường nên thành lập ban tư vấn, trợ giúp tâm lý lứa tuổi học đường để kịp thời tư vấn, chia sẻ, uốn nắn các biểu hiện của cảm xúc tiêu cực của học sinh, giúp các em nhanh chóng vượt qua để hòa đồng cùng bạn bè. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để học sinh có cơ hội được trải nghiệm bản thân ở những môi trường khác nhau.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.