Dạy học STEM, thầy trò thiết kế mô hình nhà nổi

GD&TĐ - Chiều 16/4, trường THPT Lương Ngọc Quyến (Thái Nguyên) tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Dạy học STEM” cho tổ bộ môn Toán - Tin.

Các em học sinh thực nghiệm thành công mô hình nhà nổi
Các em học sinh thực nghiệm thành công mô hình nhà nổi

Đồng hành cùng chương trình có các giảng viên khoa Toán, trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên).

Tại chương trình, dưới sự chủ trì hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Minh Đức, các em học sinh đã trình bày kết quả nghiên cứu, thiết kế mô hình nhà nổi. Mục tiêu giả thiết của sản phẩm là ứng dụng để phục vụ đồng bào vùng lũ hoặc các dịch vụ du lịch mặt nước. Đánh giá ban đầu cho thấy sản phẩm có tính ổn định cao, cố định được vị trí khi nổi theo mặt nước; chất liệu gỗ, nhựa tương đối phù hợp.

Bên cạnh đó, các em cũng được chia sẻ về những khó khăn, bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thiết kế; được các thầy cô giáo phân tích ưu - nhược điểm, thảo luận và góp ý về phương án điều chỉnh để tiếp tục hoàn thiện sản phẩm.

Giáo viên hướng dẫn đưa ra những đánh giá, trao đổi, góp ý về sản phẩm của học trò

Giáo viên hướng dẫn đưa ra những đánh giá, trao đổi, góp ý về sản phẩm của học trò

“Học sinh khi bắt tay thực hiện đã biết sử dụng nhiều kiến thức liên môn, đồng thời cũng rèn luyện được tư duy thực nghiệm. Sau những hoạt động như thế này, các em sẽ có sự nhìn nhận đầy đủ hơn về môn Toán, về tính ứng dụng của Toán học trong đời sống” - thầy giáo Nguyễn Minh Đức, tổ trưởng tổ Toán - Tin, trường THPT Lương Ngọc Quyến chia sẻ sau chương trình sinh hoạt chuyên đề.

Có thể thấy, đây là chuyên đề lí thú, giúp các em học sinh vừa được củng cố kiến thức liên môn, vừa được tiếp cận các vấn đề thực tiễn qua đó phát huy ý tưởng sáng tạo. Những hoạt động này cũng là dịp để các em tăng cường gắn kết, nâng cao kĩ năng phối hợp làm việc nhóm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gần một nửa học sinh Trường Tiểu học 2 xã Viên An đến trường bằng đò.

Lên đò theo đuổi sự học

GD&TĐ - Trường Tiểu học 2 xã Viên An, huyện Ngọc Hiển nằm cách TP Cà Mau hơn 100 km là một trong những ngôi trường khó khăn nhất tỉnh Cà Mau.