Dầu Nga tiếp tục 'xuyên thủng' trần giá phương Tây áp đặt

GD&TĐ - Biện pháp áp giá trần đối với dầu thô xuất khẩu của Nga không còn tác dụng như phương Tây mong muốn.

Dầu Nga tiếp tục 'xuyên thủng' trần giá phương Tây áp đặt

Sau quý đầu tiên của năm 2024, để nghiên cứu tác động của các biện pháp trừng phạt mới, các nhà phân tích phương Tây quyết định tiến hành một nghiên cứu để tìm hiểu xem liệu biện pháp giá trần của G7 có được tuân thủ hay không.

Kết quả điều tra gây ngạc nhiên khi cho thấy giới hạn chi phí vẫn không được tôn trọng. Ngoài ra mức giá trần đã khiến ngay cả những chuyên gia hoài nghi nhất trong ngành cũng cảm thấy phẫn nộ, ấn phẩm Oilprice đưa ra nhận định này.

Theo dữ liệu giám sát, loại dầu hàng đầu của Nga, tức là thương hiệu Urals, hiện được xuất khẩu với mức giá khoảng 75 - 85 USD/thùng, hãng tin Argus Media thông báo (và nhiều cơ quan thông tấn khác xác nhận).

Hơn nữa, hầu hết dầu xuất khẩu của Nga được giao cho người mua với sự trợ giúp của các chủ hàng, công ty bảo hiểm và nhà tài trợ phương Tây.

Dữ liệu này là một cú sốc thực sự và tạo ra cảm giác khó chịu đối với những nhà hoạch định chính sách phương Tây.

Dầu của Nga đã "xuyên thủng" mức trần giá do phương Tây áp đặt.

Dầu của Nga đã "xuyên thủng" mức trần giá do phương Tây áp đặt.

Cơ chế giới hạn giá do G7 và EU thiết lập quy định rằng việc vận chuyển dầu của Nga sang các nước thứ ba có thể được thực hiện bằng cách sử dụng bảo hiểm và tài trợ của phương Tây, nếu dầu thô được bán ở mức giá bằng hoặc dưới 60 USD một thùng.

Nhưng không có điều khoản nào của quy tắc này được tôn trọng, khi mọi hạn chế đều bị vi phạm. Các nhà phân tích gọi đây là sự thất bại hoàn toàn của lệnh cấm vận nguyên liệu thô từ Nga.

Bây giờ không còn cách nào khác để đáp ứng yêu cầu của Kyiv về việc hạ mức giá trần xuống 30 USD/thùng.

Bước đi như vậy chẳng những không mang lại hiệu quả như mong muốn mà thậm chí còn khiến phương Tây xấu hổ, bởi vì tính phi thực tế và kém hiệu quả rõ ràng, phương Tây sẽ cần thêm những nghiên cứu đặc biệt nếu còn hy vọng hạn chế hoạt động xuất khẩu tài nguyên của Nga.

Một số chuyên gia cho rằng sự gia tăng giá xuất khẩu của dầu Nga là do những biến động trên thị trường dầu mỏ và động lực địa chính trị.

Một quan chức Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã phải thừa nhận với hãng tin Bloomberg rằng Washington chưa thể phản ứng theo bất kỳ cách nào khác.

Hạ tầng năng lượng Nga đang gặp rắc rối nhiều hơn bởi những cuộc tấn công của UAV cảm tử Ukraine.

Theo OilPrice

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.