Thị trường Trung Quốc đang đẩy giá vàng thế giới lên mức cao kỷ lục

GD&TĐ - Giá vàng đang ở mức cao kỷ lục khi các ngân hàng trung ương tiếp tục mua vào một cách mạnh mẽ, trong đó Trung Quốc luôn ở vị trí dẫn đầu.

Thị trường Trung Quốc đang đẩy giá vàng thế giới lên mức cao kỷ lục

Các nhà kinh tế cho rằng xu hướng này phản ánh mục tiêu của Bắc Kinh là đa dạng hóa dự trữ, thoát khỏi đồng đô la Mỹ nhằm phòng ngừa trước "những cơn gió ngược" địa chính trị.

Giá trị của vàng nằm ở tính thanh khoản, đặc điểm lợi nhuận và khả năng phục hồi trong bối cảnh bất ổn chính trị, chẳng hạn như xung đột Israel - Hamas, hoặc suy thoái kinh tế... so với các tài sản khác như chứng khoán hoặc tiền tệ.

Vàng đã tăng giá mạnh trong hai tháng qua. Các nhà phân tích cho rằng điều này một phần là do kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẵn sàng nới lỏng chính sách tiền tệ, hạ lãi suất. Nhu cầu gần đây về kim loại quý này chủ yếu được thúc đẩy bởi ngân hàng trung ương tại các thị trường mới nổi.

Điều này đặc biệt đúng với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, khi họ đã tăng dự trữ vàng trong tháng thứ 16 liên tiếp, theo dữ liệu do Hội đồng Vàng Thế giới công bố.

Theo con số chính thức được công bố hôm 7/4/2024, nước này đã tăng dự trữ vàng thêm 12 tấn, so với mức 2.257 tấn vào tháng 2/2024, và cao hơn khoảng 5 tấn so với tháng trước. Kim loại này hiện chiếm khoảng 4% tổng dự trữ của đất nước.

Giá vàng thế giới tăng mạnh theo nhận xét có tác động rất lớn từ các bước đi của Trung Quốc.

Giá vàng thế giới tăng mạnh theo nhận xét có tác động rất lớn từ các bước đi của Trung Quốc.

Ông Guonan Ma - chuyên gia phân tích cấp cao tại Viện Chính sách Xã hội Châu Á, nói với tờ Newsweek rằng: “Giá vàng lên cao và lượng vàng nắm giữ ngày càng tăng từ cả khu vực công và tư của Trung Quốc có thể phù hợp với dòng vốn chảy ra lớn từ các Quỹ hoán đổi danh mục vàng (Vàng ETF)”.

“Bắc Kinh đã bổ sung dự trữ vàng chính thức của mình trong 14 tháng qua, một phần để đa dạng hóa tài sản bằng đồng đô la từ kinh nghiệm gần đây của Nga và sự nóng lên về địa chính trị Trung - Mỹ”.

Ông Ma cho biết, Trung Quốc thích vàng thỏi hơn là vàng ETF, hay các quỹ đầu tư theo dõi giá kim loại và được giao dịch trên các sàn chứng khoán, vì phần lớn chúng được các chính phủ phương Tây giám sát.

Trong khi đó, các hộ gia đình Trung Quốc cũng đang ngày càng chuyển sang sử dụng vàng thỏi cũng như đồ trang sức bằng vàng như một giải pháp thay thế ổn định hơn cho cổ phiếu, khi thị trường chứng khoán Trung Quốc đã mất gần 5 nghìn tỷ USD chỉ trong 3 năm qua.

Lượng mua đồ trang sức bằng vàng đã tăng 8% trong năm ngoái và nhu cầu về vàng tăng gần 16%.

Ông Ma chỉ ra rằng nhu cầu khu vực tư nhân ở Trung Quốc - cũng là nước sản xuất vàng lớn nhất, nghiêng về vàng vật chất, do khả năng tiếp cận các quỹ vàng ETF của người dân bị hạn chế và sự kiểm soát vốn chặt chẽ của chính phủ.

Nhìn chung, tài sản dự trữ chính thức của Trung Quốc đạt mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2015. Về dự trữ ngoại hối, chúng đã tăng lên 3,25 nghìn tỷ USD, mức cao nhất trong 27 tháng, khi ngân hàng trung ương tiếp tục đa dạng hóa để phòng ngừa rủi ro.

Trung Quốc đang thúc đẩy giá vàng toàn cầu như thế nào?

Theo Newsweek

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.