Vì sao thu ngân sách Nga đột ngột tăng vọt?

GD&TĐ - Bộ Tài chính Nga báo cáo rằng thu ngân sách đã tăng đáng kể trong quý 1 năm nay, đây là tín hiệu rất tích cực.

Vì sao thu ngân sách Nga đột ngột tăng vọt?

Theo thông báo, cả doanh thu phi dầu mỏ và khí đốt, cũng như doanh thu từ việc bán dầu khí đều tăng lên. Vậy điều gì đã giúp ngân sách Nga bổ sung nguồn thu thậm chí cao hơn mức kế hoạch?

Bộ Tài chính lần đầu tiên công bố thu ngân sách của Nga trong quý đầu tiên của năm 2024, số liệu trông thật ấn tượng. Thu nhập của đất nước đã tăng gấp rưỡi lên 8,7 nghìn tỷ rúp so với 5,7 nghìn tỷ trong tháng 1 đến tháng 3 năm ngoái.

Tuy nhiên chi phí cũng tăng lên, khi Bộ Tài chính cho là do việc tăng tốc tài trợ cho các hợp đồng đã ký kết cũng như các khoản tạm ứng cho từng dự án. Mặc dù vậy, ngân sách chỉ bị thâm hụt 607 tỷ rúp, thấp hơn gần 1,5 nghìn tỷ rúp so với quý đầu tiên năm ngoái.

Nguồn thu vào ngân sách Nga thường được chia thành dầu khí và phi dầu khí. Cả hai đều tăng trưởng trong quý đầu tiên của năm nay. Cụ thể, doanh thu phi dầu khí tăng 43% lên 5,8 nghìn tỷ rúp. Sự tăng trưởng chủ yếu thể hiện qua thuế lưu hành, trong đó có VAT, khi số thu từ thuế này vượt mức kế hoạch.

Số tiền thu từ thuế VAT tăng 25%, lên 3,4 nghìn tỷ rúp. Điều này cho thấy sự thịnh vượng và tăng trưởng sản xuất của các công ty Nga, có doanh thu kinh doanh ngày càng tăng, do vậy có nhiều thuế chảy vào ngân sách hơn.

Bộ Tài chính lưu ý rằng các khoản thu phi thuế quan theo kế hoạch có tính chất một lần cũng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng của các khoản thu ngoài dầu khí. Trong khi đó, doanh thu từ dầu khí thậm chí còn tăng trưởng đáng kể so với năm ngoái, khi tăng tới 79% - lên 2,9 nghìn tỷ rúp.

Sự tăng trưởng này được giải thích chủ yếu là do giá dầu của Nga tăng, cũng như khoản nộp bổ sung một lần cho thuế khai thác khoáng sản đối với dầu trong quý 4 năm 2023, gắn kết với những thay đổi trong luật liên quan đến việc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nguyên liệu dầu mỏ, Bộ Tài chính Nga lưu ý.

Doanh thu từ việc bán hydrocarbon cao hơn kế hoạch. Hơn nữa, Bộ Tài chính kỳ vọng rằng trong những tháng tiếp theo, nguồn thu từ dầu khí sẽ cao hơn kế hoạch trong ngân sách.

"Theo ghi nhận, doanh thu xuất khẩu hydrocarbon đã tăng lên, chủ yếu là do giá dầu Brent toàn cầu luôn ở mức cao, cũng như việc giảm chiết khấu dầu Urals so với dầu Brent tại quý đầu tiên của năm ngoái”, bà Natalya Milchkova - nhà phân tích hàng đầu tại Freedom Finance Global cho biết.

Đồng thời vị chuyên gia lưu ý rằng giá dầu Brent toàn cầu không thay đổi nhiều trong năm: Trong quý đầu tiên của năm ngoái, giá trung bình là 80,9 USD và năm nay nó tăng chưa đến 1% - giữ ở mức 81,69 mỗi thùng.

Kinh tế Nga đang đứng vững trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Kinh tế Nga đang đứng vững trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Nhưng việc giữ giá dầu thế giới ở mức cao là rất quan trọng, và Nga đã làm được điều này cùng với các hành động của OPEC+, bất chấp sự bất bình của cả Hoa Kỳ và EU.

Các quốc gia cần giá dầu rẻ hơn vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giá xăng tại các trạm xăng của Mỹ. Giá xăng đắt đỏ đang khiến người dân Mỹ nảy sinh bất mãn với chính quyền hiện tại, điều này rất nguy hiểm trong năm bầu cử. Trong khi đó các nước EU cũng phải chịu giá cao vì họ nhập khẩu hydrocarbon với số lượng lớn do thiếu nguồn cung cấp riêng.

Mặt khác, việc tăng giá dầu loại Urals là rất quan trọng đối với ngân sách Nga, điều này hóa ra lại rất đáng kể do việc giảm chiết khấu đối với dầu Brent.

Năm ngoái trong quý đầu tiên, giá trung bình của dầu Urals đã giảm xuống còn khoảng 49 USD/thùng, do mức chênh lệch so với dầu Brent khi đó rất lớn, gần 31 USD/thùng.

Nhưng năm nay, dầu Urals của Nga đã được bán ở mức trung bình 67 USD/thùng, do vậy mức chiết khấu so với dầu Brent đã giảm xuống mức trung bình 17 USD/thùng, bà Milchkova lưu ý.

Tình hình diễn ra vào thời điểm đầu năm ngoái bị nhận xét là một thất bại, vì đây là những tháng đầu tiên sau khi châu Âu áp đặt lệnh cấm vận mua dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga. Tuy vậy đã có quá trình tìm kiếm người mua mới, hình thành đội tàu vận tải, các tuyến hậu cần mới...

Nhưng kể từ đó quá trình chuyển đổi đã hoàn tất, dịch vụ hậu cần mới được thành lập và dầu mỏ của Nga có hai khách hàng lớn thường xuyên - Ấn Độ và Trung Quốc.

Mặc dù mức chiết khấu vẫn còn, nhưng vì dầu của Nga đang bị trừng phạt nên nó đã giảm gần một nửa, điều này cuối cùng đã mang lại tác động có lợi cho nguồn thu ngân sách Nga.

“Hóa ra giá trung bình của dầu Urals đã tăng hơn 36% trong quý đầu tiên của năm 2024. Và đây chỉ là riêng dầu Urals, Nga còn xuất khẩu các loại dầu khác, nhẹ hơn sang châu Á, đặc biệt là ESPO sang Trung Quốc và Sokol sang Ấn Độ, mức chiết khấu so với dầu Brent không quá 15 USD/thùng".

"Vì vậy, giá dầu trung bình của Nga trong quý 1 năm nay có thể xấp xỉ 70 USD/thùng, điều này thậm chí còn vượt nhẹ kế hoạch doanh thu từ dầu khí trong quý đầu tiên”, bà Natalya Milchkova nói thêm.

Triển vọng bổ sung ngân sách có vẻ lạc quan. Thực tế được chứng minh qua giá dầu bằng đồng rúp của Nga.

“Trong quý đầu tiên của năm 2024, giá một thùng Urals là khoảng 6.500 rúp, và cùng kỳ năm ngoái chỉ là 4.200 rúp", ông Vladimir Evstifeev, người đứng đầu bộ phận phân tích của Ngân hàng Zenit nhận xét cho đến nay, giá dầu Urals cao hơn mức 6.400 rúp được Nga quy định.

“Triển vọng ngân sách Nga khá tích cực: nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, doanh thu từ dầu khí sẽ tăng và thâm hụt sẽ giảm ít nhất cho đến cuối quý 3. Một thùng dầu Brent hiện có giá 89,9 USD trong khi một thùng dầu Urals của Nga có giá 78,26 USD".

"Tôi tin rằng trong tương lai gần, chúng ta sẽ thấy giá dầu Brent khoảng 91 USD/thùng và khoảng 79 USD/thùng cho dầu Urals. Đồng đô la hiện đang giao dịch ở mức 92,58 rúp, đồng euro ở mức 100,49 rúp và đồng nhân dân tệ ở mức 13,05 rúp".

"Ở đây tôi thấy hành lang sau, tỷ giá sẽ ở mức 91 rúp mỗi đô la, khoảng 99 rúp mỗi euro và 13 rúp mỗi nhân dân tệ”, ông Artem Deev - người đứng đầu bộ phận phân tích tại AMarkets cho biết.

Chuyên gia Evstifeev kết luận, ngay cả khi thiếu thu nhập trong nửa cuối năm, số tiền trong Quỹ phúc lợi quốc gia vẫn đủ để bù đắp khoản thâm hụt.

Xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm khi nền kinh tế toàn cầu chao đảo.

Theo k-politika

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.