>>Hà Nội công bố Khung giá đất 2011
Đất nền đẹp tại Mỹ Đình có giá lên tới 200 - 250 triệu đồng/m2 (ảnh minh họa). |
Nguyên nhân chính của sự tăng giá bất thường này là Đồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, bởi suốt thời gian dài, giá bất động sản khu vực này chững lại, nhưng ngay sau khi thông tin về Đồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đã duyệt phương án chuyển trụ sở nhiều bộ, ngành về Mỹ Đình và Tây Hồ Tây, thị trường bất động sản khu vực này đã nóng trở lại.
Theo Đồ án, các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ được xác định tại khu vực Ba Đình. Đối với công sở cấp trung ương ở lại trong khu vực nội đô, sẽ được cải tạo, nâng cấp đáp ứng nhu cầu làm việc. Các công sở cấp trung ương phải di dời khỏi khu vực nội đô sẽ được xây dựng mới tại Mễ Trì - Mỹ Đình, hoặc Tây Hồ Tây, quy mô đáp ứng yêu cầu làm việc hiện đại, tiện nghi theo mô hình khu tập trung, liên cơ quan.
Thực ra, việc di chuyển trụ sở các bộ, ngành đã trở thành xu hướng từ khi Hà Nội mở rộng. Trụ sở của Bộ Ngoại giao đã được khởi công xây dựng từ hồi cuối tháng 8/2010 trên nền diện tích 7,1 ha tọa lạc tại Mễ Trì (huyện Từ Liêm), với mức đầu tư gần 3.500 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành cuối năm 2012. Hiện trụ sở một số bộ, ngành đã xây dựng xong phần thô là Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, một số dự án quan trọng cũng đã được đưa vào quy hoạch là khu liên cơ quan hành chính Hà Nội và tòa nhà văn phòng đại diện của 63 tỉnh, thành phố.
Ngoài ra, các công trình quan trọng khác cũng được “bật đèn xanh” xây dựng từ gần 10 năm trước, như Trung tâm Hội nghị Quốc gia, khu Liên hợp Thể thao quốc gia đã hình thành với Sân vận động quốc gia, Cung thể thao dưới nước và Nhà thi đấu trong nhà, Bảo tàng Hà Nội đã hoàn thiện và Trung tâm Triển lãm quốc gia đang được khởi động…
Ông Matthew Powell, Giám đốc Chi nhánh Hà Nội (Công ty Tư vấn Bất động sản Savills Việt Nam) cho rằng, khu vực phía Tây Hà Nội đang hội tụ các yếu tố cần và đủ để xây dựng, phát triển và duy trì một trung tâm Hà Nội mới. Đây là khu vực có tốc độ phát triển nhanh với nhiều dự án, trong đó có các dự án trọng yếu của Chính phủ, các trung tâm thương mại lớn, khách sạn tiêu chuẩn quốc tế, khu giải trí, các dự án nhà ở cao tầng và cơ sở hạ tầng khá phát triển.
Trong mắt các công ty tư vấn, các nhà đầu tư bất động sản, một trung tâm thành phố mới đang dần hiện hữu ở khu vực Mỹ Đình, song song với trung tâm Thành phố hiện nay là quận Hoàn Kiếm và Ba Đình. Vì thế, nhiều nhà đầu tư bất động sản, trong đó có IndochinaLand, đã kịp thời đón đầu xu thế để đầu tư vào khu vực này, nhằm phát triển những dự án hạng sang không thua kém, thậm chí lớn hơn những dự án ở trung tâm hiện hữu.
Theo thông tin từ chủ đầu tư, hiện 90% số căn hộ tại tòa nhà phía Tây đã bán hết và tòa phía Đông đang thu hút lượng lớn khách giao dịch đặt mua. “Người mua đang rất quan tâm đến Dự án Indochina Plaza Hanoi (IPH), vì uy tín và danh tiếng mà chủ đầu tư IndochinaLand đã tạo dựng được tại thị trường Việt Nam. IPH là một trong những dự án bất động sản hiện đại và chất lượng nhất có mặt tại thị trường Hà Nội. Với vị trí chiến lược ngay tại cửa ngõ phía Tây Hà Nội, trên ngã tư đường Xuân Thủy cắt đường Phạm Văn Đồng và đường Phạm Hùng, IPH sẽ góp phần làm nổi bật khu vực phía Tây Hà Nội với vai trò là bất động sản phức hợp đẳng cấp đầu tiên của Thành phố”, ông Peter Ryder, Tổng giám đốc đốc điều hành Indochina Land chia sẻ.
Cách đây 2 - 3 tháng, thị trường bất động sản Hà Nội “nín thở” chờ quy hoạch và chỉ khi quy hoạch ngã ngũ, mới thấy được xu hướng rõ ràng của các phân khúc thị trường, nhất là tại các khu vực “tiêu điểm”. Tuy nhiên, lúc này, khi quy hoạch vẫn đang chờ thời khắc “nhấn nút”, thì việc Mỹ Đình “đi trước đón đầu” bằng động thái tăng giá đất nền, cũng như mua vào căn hộ, một lần nữa khẳng định sự tác động của quy hoạch chung đối với thị trường bất động sản là rất lớn.
Quy hoạch sử dụng đất của Hà Nội đến năm 2020 Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, việc thực hiện quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001 - 2010 về cơ bản phù hợp với quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt. Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Sau 10 năm thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được phát triển theo hướng đồng bộ; nhiều khu đô thị, khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề được xây dựng và mở rộng; một số vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp như: hoa cây cảnh, cây ăn quả, rau an toàn, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi tập trung xa khu dân cư… được hình thành và phát triển theo hướng áp dụng công nghệ cao. Kết quả trên đã ảnh hưởng tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới, làm tăng tổng sản phẩm nội địa, tạo nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động. Quy hoạch sử dụng đất của Hà Nội đến năm 2020 bao gồm: Đất nông nghiệp đến năm 2020 là sử dụng 151.780 ha, chiếm 45,59% diện tích tự nhiên, giảm 36.821 ha so với năm 2010; Đất phi nông nghiệp sử dụng là 178.929 ha, chiếm 53,75% diện tích tự nhiên, giảm 43.928 ha so với năm 2010; đất đô thị là 66.875 ha; đất khu bảo tồn thiên nhiên 9.454 ha; đất khu du lịch 19.054 ha; đất chưa sử dụng đến năm 2020 còn 2.179 ha chiếm 0,65% diện tích tự nhiên, giảm 7.161 ha so với năm 2010. Về diện tích chuyển mục đích sử dụng đất, trong thời kỳ quy hoạch, thành phố chuyển mục đích sử dụng 42.295 ha, trong đó giai đoạn 2011-2015 chuyển 14.729 ha, giai đoạn 2016 - 2020 chuyển 27.565 ha. Về nội dung kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) bao gồm: Đất nông nghiệp đến năm 2015 là 176.998 ha; Đất phi nông nghiệp là 151.088 ha; Đất chưa sử dụng đến năm 2015 còn 4.801 ha và cả kỳ kế hoạch 5 năm (2011-2015) tổng diện tích chuyển mục đích sử dụng đất là 14.729 ha. |
Trần Nhật