Đánh giá kết quả thử nghiệm dạy học giáo dục trải nghiệm

GD&TĐ - Ngày 11/9, Viện khoa học giáo dục Nam Việt tổ chức Hội thảo trực tuyến đánh giá thực trạng và kết quả thử nghiệm dạy học giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

Hội thảo tổ chức trực tuyến thu hut đông đảo GV tham gia
Hội thảo tổ chức trực tuyến thu hut đông đảo GV tham gia

Hội thảo nhằmđánh giá thực trạng và kết quả thử nghiệm dạy học giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp, giáo dục địa phương sử dụng danh lam thắng cảnh, bảo tàng nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh ở TP Hồ Chí Minh. 

Tham dự hội thảo có đông đảo cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS có tham gia tập huấn Dạy học trải nghiệm sáng tạo và Giáo viên đạt giải dự thi và Nhóm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu. 

Các tham luận đều đánh giá cao sự cần thiết của dạy học trải nghiệm
Các tham luận đều đánh giá cao sự cần thiết của dạy học trải nghiệm 

Theo ban tổ chức, từ tháng 12/2019, Viện Khoa học Giáo dục Nam Việt thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu “Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở qua sử dụng các di tích lịch sử văn hóa và bảo tàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” theo Quyết định số 1270/QĐ-SKHCN do Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh ban hành ngày 23/12 /2019.

Báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm dạy học trải nghiệm cho học sinh
Báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm dạy học trải nghiệm cho học sinh

Trên cơ sở đó, Viện Khoa học Giáo dục Nam Việt tổ chức Hội thảo “Đánh giá thực trạng và kết quả thử nghiệm dạy học giáo dục trải nghiệm hướng nghiệp, giáo dục địa phương sử dụng danh lam thắng cảnh, bảo tàng nhằm phát triển năng lực sáng tạo của 2 học sinh ở TP HCM”.

Mục đích của Hội thảo nhằm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đồng thời làm sáng tỏ các vấn đề lí luận và thực tiễn về sử dụng di tích lịch sử-văn hóa và bảo tàng trong dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh.

Tại hội thảo, các tham luận đã tập trung về các vấn đề lý luận và thực tiễn về Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh; Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, sử dụng các di tích lịch sử-văn hóa và bảo tàng lịch sử trong dạy học nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh; Công tác quản lý của các cán bộ quản lý trường học trong việc phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh; Công tác giảng dạy của các giáo viên trong việc phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ