Đánh giá chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại Gia Lai ghi nhận kết quả tích cực

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Thử nghiệm đánh giá sự phát triển của trẻ theo Dự thảo chuẩn phát triển trẻ em PTTE 5 tuổi tại tỉnh Gia Lai, ghi nhận nhiều phản hồi tích cực.

Bộ GD&ĐT tổ chức thử nghiệm đánh giá phát triển của trẻ 5 tuổi tại Gia Lai.
Bộ GD&ĐT tổ chức thử nghiệm đánh giá phát triển của trẻ 5 tuổi tại Gia Lai.

Đại diện cho Tây Nguyên

Gia Lai là tỉnh đại diện cho khu vực Tây Nguyên, cùng với 5 tỉnh/thành phố đại diện cho các vùng kinh tế xã hội khác của Việt Nam tham gia trong đợt thử nghiệm. Theo Kế hoạch số 229/ KH-BGDĐT ngày 08/3/2022 của Bộ GD&ĐT, quá trình thử nghiệm quan trọng này nhằm đánh giá sự phù hợp và tính xác thực trên thực tiễn của các chỉ số trong Dự thảo chuẩn phát triển trẻ em (PTTE) 5 tuổi, làm cơ sở xây dựng và ban hành Thông tư về chuẩn PTTE 5 tuổi trong thời gian tới.

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, chuyên viên Vụ Giáo dục mầm non (GDMN), Bộ GD&ĐT, trưởng nhóm thử nghiệm cho biết: Bộ chuẩn PTTE 5 tuổi hiện hành đã được ban hành từ năm 2010 theo Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, bối cảnh thực tiễn với nhiều thay đổi đòi hỏi cần có Bộ chuẩn mới để phù hợp hơn với sự phát triển tâm - sinh lý của trẻ em Việt Nam hiện nay và những chỉ đạo của cấp học.

Dự thảo chuẩn PTTE 5 tuổi mới gồm 6 lĩnh vực (Thể chất, Tình cảm-Quan hệ xã hội, Ngôn ngữ và Giao tiếp, Nhận thức, Thẩm mỹ, Tiếp cận với việc học) với 22 chuẩn và 68 chỉ số. Các chuẩn trong “Bộ chuẩn PTTE 5 tuổi” đã được thiết kế nhằm tạo cơ hội khuyến khích sự phát triển tối ưu thông qua môi trường giáo dục và cơ hội học tập của trẻ.

Trẻ tham gia thử nghiệm được Bộ GD&ĐT lựa chọn ngẫu nhiên dựa trên danh sách hiện có của trẻ 5 tuổi đang học ở các trường.

Trẻ tham gia thử nghiệm được Bộ GD&ĐT lựa chọn ngẫu nhiên dựa trên danh sách hiện có của trẻ 5 tuổi đang học ở các trường.

Những chuẩn này có thể được sử dụng với bất kỳ ai quan tâm đến công tác chăm sóc GDMN nói chung, trẻ em 5 tuổi nói riêng, gồm: cha mẹ hay người chăm sóc nuôi dưỡng, giám hộ, nhà giáo dục, bác sĩ nhi khoa, chuyên gia GDMN, các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và người thực hiện các chính sách giáo dục, cũng như các tác nhân khác tham gia vào GDMN.

Với đa dạng mục tiêu sử dụng, “Bộ chuẩn PTTE 5 tuổi” không chỉ hướng dẫn về sự phát triển tối ưu của trẻ 5 tuổi, mà còn làm căn cứ xây dựng và phát triển chương trình giáo dục mầm non quốc gia, địa phương, nhà trường; Đánh giá chất lượng và điều chỉnh chương trình giáo dục trẻ;

Cải thiện và nâng cao năng lực của đội ngũ nhà giáo; Phát triển các nguồn tài liệu nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ và cộng đồng cùng tham gia chăm sóc và giáo dục trẻ; Giám sát quốc gia về giáo dục và đề xuất chính sách phát triển GDMN Việt Nam, khu vực và quốc tế.

Việc thực hiện sẽ có tác động trực tiếp trong việc nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, trách nhiệm của cha mẹ trẻ và cộng đồng tại địa phương trong những chương trình phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em 5 tuổi, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em và hướng đến chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng học tập chính thức ở trường tiểu học và cuộc sống trong tương lai.

Đánh giá từ cơ sở

Cũng như các cuộc thử nghiệm đánh giá sự phát triển của trẻ theo Dự thảo chuẩn phát triển trẻ em PTTE 5 tuổi tại các địa phương khác, tại Gia Lai cũng thực hiện các kĩ thuật cơ bản để triển khai thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp và tính xác thực của các chỉ số trong Dự thảo chuẩn PTTE 5 tuổi, bao gồm: đánh giá trẻ trực tiếp ở các lĩnh vực phát triển Thể chất, Nhận thức, Ngôn ngữ, Tình cảm - QHXH, Thẩm mỹ, Tiếp cận với việc học.

Quan sát trẻ trực tiếp qua hoạt động thể chất.

Quan sát trẻ trực tiếp qua hoạt động thể chất.

Quan sát trẻ trực tiếp qua hoạt động tạo hình và nghiên cứu sản phẩm của trẻ; Lấy thông tin từ giáo viên trực tiếp dạy trẻ và cha mẹ trẻ về những chỉ số phản ánh tính ổn định của năng lực hoặc cần có tình huống cụ thể trong sinh hoạt mới bộc lộ chính xác. Kết quả thử nghiệm cung cấp những thông tin, số liệu thực tiễn có độ tin cậy cao về tính xác thực của các chuẩn, chỉ số trong Dự thảo chuẩn PTTE 5 tuổi.

Nhóm mẫu tham gia thử nghiệm gồm 120 trẻ 5 tuổi, 120 giáo viên, 120 phụ huynh được lựa chọn ngẫu nhiên, đến từ các địa bàn và các trường đại diện cho vùng thuận lợi ( Trường Mầm non Hoa Phong Lan và Trường Mầm non Họa Mi, TP. Pleiku và vùng khó khăn, đại diện cho khu vực có trẻ là người dân tộc thiểu số là Trường Mẫu giáo Đê Ar, huyện Mang Yang.

Trẻ tham gia thử nghiệm được Bộ GD&ĐT lựa chọn ngẫu nhiên dựa trên danh sách hiện có của trẻ 5 tuổi đang học ở các trường, đảm bảo nguyên tắc về giới tính (nam-nữ), dân tộc (kinh-dân tộc thiểu số), vùng miền (thuận lợi-khó khăn), loại hình trường học (công lập-tư thục). Các bé 5 tuổi tại các trường mầm non tham gia thử nghiệm của tỉnh Gia Lai đã phối hợp, thực hiện tốt các các nhiệm vụ theo yêu cầu của người đánh giá với tâm thế thoải mái, tự nhiên.

Cha mẹ trẻ và cộng đồng tại địa phương trong những chương trình phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Cha mẹ trẻ và cộng đồng tại địa phương trong những chương trình phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Theo đánh giá chung của các chuyên gia trong đoàn thử nghiệm: Hầu hết cha mẹ, giáo viên tham gia thử nghiệm đã hiểu hơn về ý nghĩa của bộ chuẩn phát triển cho trẻ 5 tuổi cũng như vai trò của gia đình, nhà trường trong việc hỗ trợ trẻ đạt được những năng lực theo độ tuổi mà Dự thảo đang xây dựng từ đó nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em 5 tuổi vào lớp Một.

Là những phụ huynh người Ba Na có con tham gia vào đợt thử nghiệm, chị Phăch chia sẻ: “Tôi thấy các câu hỏi của nhà nước rất là hay và thiết thực với cha mẹ trong việc nuôi dạy trẻ. Qua các câu hỏi đó, chúng tôi cũng biết thêm về các hoạt động mà cha mẹ có thể chơi với con khi ở nhà. Qua các câu hỏi, chúng tôi cũng biết có thể lấy các thứ đồ dùng, cây cỏ gần gũi xung quanh để cho trẻ nó được chơi cùng.

Để giúp cán bộ quản lý GDMN và giáo viên các nhà trường tại tỉnh GIa Lai nắm rõ về cách thức tổ chức và triển khai hoạt động, các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu GDMN, Ban Nghiên cứu Đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, chuyên viên Vụ Giáo dục Mầm non, giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã tập huấn trực tiếp để chuyển giao kỹ thuật về quy trình, cách thức tiến hành và sử dụng công cụ đánh giá các chỉ số trong Dự thảo Bộ chuẩn cho 15 đánh giá viên của tỉnh Gia Lai.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Hủ tục nên bỏ

GD&TĐ - Lễ hội đâm trâu của người Ca Dong là một tập tục có từ ngàn xưa của những bộ tộc tựa lưng vào dãy Trường Sơn...