Đằng sau những học trò biệt tài

GD&TĐ - Trong vòng 5 năm qua, từ khi mở thêm một chương trình đào tạo mới cho những đứa trẻ đặc biệt: bị tự kỷ hoặc khuyết tật thái độ, Tiến sĩ Phan Quốc Việt đã tạo nên những học trò biệt tài.

TS. Phan Quốc Việt đang huấn luyện một học trò đặc biệt của mình đến từ nước Mỹ.
TS. Phan Quốc Việt đang huấn luyện một học trò đặc biệt của mình đến từ nước Mỹ.

“Trùm tăng động”

Một giáo sư tâm lý đã đùa vui gọi TS. Phan Quốc Việt là “Trùm tăng động” khi chứng kiến những ca huấn luyện đặc biệt của Thầy đối với trẻ tự kỷ. Những đứa trẻ tự kỷ tăng động, rối loạn hành vi, thường có thể leo tót lên nóc nhà mà chẳng cần một cái thang nào, hoặc nhấc cả cái bàn gỗ nặng quăng quật đập phá, lúc nổi cơn lên thì đánh người khác hoặc tự gây thương tích khi đập đầu vào bất cứ thứ gì trước mặt… mà lại chịu khuất phục trước một người Thầy, thì chỉ có thể suy đoán rằng Thầy là siêu tăng động, hoặc phải có một phép thuật nào đó.

Hoặc với những thanh thiếu niên khuyết tật hành vi, không muốn đi học, đi làm, chỉ tự nhốt mình trong xó nhà chơi điện tử đến mức bịtrầm cảm, chỉ muốn tự tử, thì quá trình sửa chữa những lệch lạc tâm thần cũng không chỉ đơn giản dựa vào lời nói, khuyên nhủ phải trái, mà còn phải tạo nên những tình huống gây sốc đủ mạnh để thức tỉnh các em, không trượt dần xuống địa ngục, và dần đưa các em trở lại với cuộc sống.

Nguyễn Khôi Nguyên trong vở diễn “Những ước mơ trong ngôi trường cổ tích”
 Nguyễn Khôi Nguyên trong vở diễn “Những ước mơ trong ngôi trường cổ tích”

Thầy Việt plank được tới 4 phút, đội chai, đi xe đạp một bánh, tung bóng. Thầy Việt cũng dẫm lên than hồng, đi chân trần trên mảnh chai trong lúc cõng một học trò. Tất cả những điều kỳ lạ chỉ độc nhất một người Thầy ở Việt Nam làm được và đưa vào chương trình đào tạo kỹ năng sống của mình, đã gây kinh ngạc và trở thành nguồn động lực thôi thúc nhiều người trẻ, doanh nhân theo gương Thầy mà phấn đấu vươn lên trong hành trình học tập, kinh doanh.

Thầy của những biệt tài

Từ khi quyết định tiếp nhận đào tạo huấn luyện trẻ tự kỷ và người trẻ khuyết tật thái độ, 5 năm qua, những học trò đặc biệt này của thầy Việt đã trở thành những tài năng được công nhận. Từ thân phận của những đứa trẻ “đáng thương” đã trở thành “tấm gương” cho nhiều người dõi theo, ngưỡng mộ và học tập.

Một học trò tài năng đầu tiên của Thầy Việt chính là Nguyễn Khôi Nguyên. Việc tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng Kỷ lục gia cho Nguyễn Khôi Nguyên – một trẻ tự kỷ về thành tích đi trên xe đạp một bánh, đội chai và tung hứng 9 bóng – vào tháng 5 năm 2017 là một hiện tượng gây được chú ý đặc biệt.

Và ngạc nhiên hơn, ngay sau đó, Khôi Nguyên đã vào vai một nghệ sỹ xiếc, biểu diễn cùng các đàn anh, đàn chị chuyên nghiệp trongvở diễn “Những ước mơ trong ngôi trường cổ tích”– một chương trình Xiếc – Tạp kỹ của Nhà hát nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Hà Nội nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập đơn vị. Vở diễn phục vụ công chúng thủ đô Hà Nội vào ngày 13/10/2017. Trong đó, Khôi Nguyên vào vai chính mình trong vở diễn, một bé trai khiếm khuyết thiệt thòi, đã dám ước mơ, và nhờ tình yêu thương của mọi người, nỗ lực của chính em, điều kỳ diệu đã đến, em đã thực hiện được ước mơ cuộc đời, trở thành một nghệ sỹ.

TS. Phan Quốc Việt với bằng và kỷ niệm chương Kỷ lục gia 2018 của Tổ chức World Record Content Academy.
 TS. Phan Quốc Việt với bằng và kỷ niệm chương Kỷ lục gia 2018 của Tổ chức World Record Content Academy.

Còn gây ấn tượng hơn cả Khôi Nguyên, đó là trường hợp của Nguyễn Đình Khánh Hưng. Cũng trong tháng 5 năm 2017, tổ chức xác lập kỷ lục Việt Nam đã trao bằng Kỷ lục gia cho Nguyễn Đình Khánh Hưng, khi đó lên 7 tuổi, với kỷ lục đứng thăng bằng trên 3 con lăn, đội chai nước trên đầu và tung hứng 6 bóng. Được biết, Hưng đã thành thạo kỹ thuật xiếc phức tạp này chỉ sau hơn 1 tháng luyện tập tại trung tâm Tâm Việt. 

Còn Hoàng Tiến lại là trường hợp điển hình của các bạn trẻ khuyết tật thái độ. Khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, trong khi các bạn cùng lớp người thì học nghề, người đi làm, người thi đại học, còn Tiến vẫn mãi phân vân không quyết định nổi mình sẽ thi vào trường đại học nào. Sự rối trí ấy càng khiến cậu suy sụp.

Sau cùng, để chống đỡ với sức ép từ người thân, và cũng để tự trấn an, Tiến đăng ký học lập trình tại Hanoi Aptech. Vào học rồi, Tiến vẫn không sao thoát khỏi mớ bòng bong của sự rối trí, không tìm được động lực, mục tiêu cho việc học. Cậu rơi vào vòng lẩn quẩn, chán học, nghỉ học, điểm kém, nợ nhiều môn… và cuối cùng, cái kết tất yếu đã đến, Tiến bỏ học ở Aptech sau một năm cố gắng học mà chẳng thu được gì.

Hoàng Tiến và một em nhỏ được Tiến phụ trách huấn luyện tại Trung tâm.
 Hoàng Tiến và một em nhỏ được Tiến phụ trách huấn luyện tại Trung tâm.

Nhưng khi không đi học nữa, chỉ ở nhà, cũng không đi làm, tâm trạng của Tiến càng tồi tệ hơn. Bố mẹ cậu phải đưa cậu đến bệnh viện tâm thần trung ương khám và điều trị. Bác sĩ kết luận Hoàng Tiến bị trầm cảm nhẹ, cho dùng thuốc. Hết liệu trình điều trị, Tiến cảm thấy khá hơn. Khi đó, Tiến lại muốn đi học. Tại Bắc Ninh quê Tiến, có nhiều người Trung làm việc và sinh sống, Tiến nghĩ mình nên học tiếng Trung để có thể giao tiếp và làm việc với người Trung. Khi đăng ký một lớp học tiếng Trung, Tiến gặp một bạn gái và dính “tiếng sét ái tình”.

Chẳng may, cô bạn gái này cũng được một anh bạn học khác trong lớp để ý, và cô nghiêng về anh bạn kia mà chẳng mảy may chú ý đến Tiến. Thất vọng và không vượt qua được cảm xúc, Tiến lại rơi vào trầm cảm, bỏ học về nhà, đóng cửa một mình trong phòng. Bố mẹ Tiến lại tiếp tục đưa cậu đến bệnh viện tâm thần, gặp các chuyên gia tâm lý để điều trị, nhưng cậu bất hợp tác. Cuối cùng, thật may mắn khi Tiến được bố mẹ đưa đến Trung tâm Tâm Việt và gặp Thầy Việt. Bằng việc đưa Tiến vào môi trường hoạt động thể chất tích cực, tách khỏi các thiết bị điện tử, gợi tình yêu thương với các em nhỏ thiệt thòi cùng sống trong trung tâm, gợi ý để em tự vẽ ra con đường đời của chính em, Thầy Việt đã đưa Tiến trở lại cuộc sống đầy ý nghĩa trong một thời gian ngắn, chưa đầy hai tháng.

Giờ đây, Tiến đã trở thành “bố” Tiến, thầy Tiến trong mắt các em nhỏ, vừa như con, vừa như học trò. Tại Trung tâm, thầy giáo trẻ kiêm huấn luyện viên Hoàng Tiến hàng ngày vừa dạy “con” học hát, học ứng xử, vừa huấn luyện “con” đi xe đạp một bánh… Từ chỗ là một bệnh nhân trầm cảm đến Trung tâm Tâm Việt chữa trị, Hoàng Tiến đã tiến bộ vượt trội, trở thành thày giáo và được nhận lương sau ba tháng đến Trung tâm.

Đằng sau những học trò biệt tài ấy là một người Thầy kỳ lạ. TS. Việt những năm qua đã sống 24h/24h ở Trung tâm để cùng đội ngũ của mình kiên tâm dạy dỗ, huấn luyện những học trò khác thường, những thân phận bị nhà trường thông thường từ chối, bị xã hội coi như bỏ đi hoặc chỉ là gánh nặng. Như một tiên ông độthế, với phương pháp đặc biệt do mình phát minh ra, Thầy Việt đã đưa những học trò tưởng đã rơi xuống địa ngục trần gian, trở về với thế giới của mình, phát huy tài năng để tỏa sáng và sống cuộc đời hạnh phúc.

Tiến sĩ Phan Quốc Việt được tổ chức World Record Content Academy trao tặng danh hiệu Kỷ lục gia năm 2018 nhờ những đóng góp của ông cho nhân loại với phương pháp đào tạo và huấn luyện trẻ tự kỷ thành kỷ lục gia. Đó là sự ghi nhận xứng đáng cho phát minh của ông, cùng nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ tâm huyết, kết quả xuất sắc của trẻ tự kỷ và niềm tin của các bậc phụ huynh gửi gắm con mình cho Tâm Việt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ