Dân số Việt Nam trong giai đoạn mới

Dân số Việt Nam trong giai đoạn mới

(GD&TĐ) - Hôm nay (16/10), Ban Tuyên giáo T.Ư  phối hợp với Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Một số định hướng chính sách về dân số trong giai đoạn mới”.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo
 

Tham dự Hội thảo có: Bà Lâm Phương Thanh - Phó trưởng ban, Ban Tuyên giáo T.Ư; Ông Arthur Erken - Trưởng đại diễn Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cùng các ban, ngành liên quan.

Thông tn từ Hội thảo cho biết: Tỷ lệ sinh, chết, di cư là các nhân tố chủ yếu tác động đến quá trình tăng trưởng và phát triển dân số. Trong những thập kỷ gần đây, mức sinh đã giảm với tốc độ nhanh chóng ở đa số các quốc gia đang phát triển.

Nhìn chung, tổng tỷ suất sinh (TFR) của các quốc gia châu Á đã giảm từ 5 con (hoặc hơn) trên một phụ nữ trong giai đoạn 1965 - 1970 xuống dưới mức sinh thay thế trong giai đoạn 2005 - 2010. Nhiều quốc gia châu Á, nơi mà mức sinh đã giảm xuống dưới mức sinh thay thế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan, đang phải đối mặt với thách thức về việc thiếu lực lượng lao đông trong tương lai.

Ở Việt Nam, số liệu từ các cuộc điều tra về dân số cho thấy mức sinh đã giảm một cách vững chắc và đã xuống dưới mức sinh thay thế. Những năm đầu của giai đoạn 1999 - 2009, tổng tỷ suất sinh đã giảm dần với biên độ dao động nhỏ (dưới 6%) vào những năm 2002, 2004 và 2008 và Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế (TFR hiện nay vẫn giữ dưới mức 2,1). 

Đây được coi là thành công quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đầu tiên của chiến lược Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 2001 - 2010. Việc giảm sinh rõ rệt này cho thấy Việt Nam đã ở giai đoạn cuối thời kỳ quá độ dân số, khi mức sinh và mức chết đạt ở ngưỡng thấp, góp phần thu hẹp đáng kể mức gia tăng dân số hàng năm (từ 1,7% trong thời kỳ 1989-1999 giảm xuống còn 1,06% vào năm 2009).

Phát biểu tại Hội thảo, bà Lâm Phương Thanh cho biết: Trải qua hơn 50 năm, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình của Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng: Tốc độ sinh thay thế với số con trung bình của mỗi phụ nữ trong độ tổi sinh đẻ là 2,03 con, ít hơn 3 lần số con cách đây 50 năm; tuổi thọ bình quân của người dân tăng lên, từ 40 tuổi (1960) lên 73 tuổi (2012); sức khỏe của bà mẹ và trẻ em được cải thiện…

Những thành tựu này góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và tăng thu nhập bình quân đầu người, cải thiện đời sống nhân dân, giảm tình trạng đói nghèo, tăng cường bình đẳng giới và đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Ông Arthur Erken – Trưởng đại diễn Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã đưa ra 4 thông điệp với Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý là việc Luật Dân số sắp tới cần phải giải quyết các cơ hội và thách thức của việc Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Các chính sách này là một phần không thể thiếu của việc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và tuân thủ nguyên tắc của Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD PoA) và các Công ước quốc tees phù hợp khác mà Chính phủ Việt Nam là thành viên.

Hiền Anh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.