Khái niệm về đạn phản lực đã được biết đến từ lâu. Vận tốc ban đầu của đạn tạo nên nhờ thuốc phóng từ nòng pháo, sau khi bay ra khỏi đầu nòng, trên quỹ đạo lúc này động cơ phản lực sẽ hoạt động nhằm tăng tốc cho đạn và từ đó giúp đạn đạt được tầm xa lớn hơn. Tuy nhiên ngay các khi các vấn đề về kết cấu – kỹ thuật được giải quyết thành công thì quy mô sử dụng đạn phản lực vẫn không được phát triển. Tuy nhiên theo chu kỳ, việc quan tâm đến loại đạn này hiện đang trở thành một “làn sóng” mới.
Một trong nỗ lực được biết đến nhiều nhất là chương trình đầy tham vọng ERGM (Extended Range Guided Munition) của lực lượng Hải quân Hoa Kỳ về phát triển đạn phản lực có dẫn đường EX171 với tầm bắn đến 115 km từ vũ khí 127 mm gắn trên chiến hạm. Sau 12 năm phát triển và tiêu tốn 600 triệu USD thì tháng 3 năm 2008 hạm đội Hoa Kỳ đã dừng việc phát triển tiếp chương trình này. Không ai nghi ngờ về loại đạn phản lực này, tuy nhiên chi phí cho một phát bắn lên tới 35 000 USD khi sản xuất loạt đã vượt ra ngoài tưởng tượng và giới hạn hợp lý.
Số phận tương tự cũng xảy ra năm 2016 trong việc phát triển đạn phản lực LRLAP (Long Range Land Attack Projectile) cho pháo 155 mm AGS (Advanced Gun System) trên tàu khu trục DDG 1000 Zumwakt với tầm bắn đến 185 km – Lô đạn pháo 2000 quả từ công ty Lockheed Martin/BEA Systems lên tới 1,8-2,0 tỉ USD, có nghĩa là khoảng 1 triệu USD cho 1 phát bắn.
Tuy nhiên, công ty Raufoss đã quyết định 1 lần nữa thử vận may bằng cách đề xuất loại đạn phản lực tầm bắn giới hạn cho đạn 155 mm bằng cách sử dụng động cơ phản lực khí dòng thẳng, loại mà sẽ được phóng khi đốt cháy nhiên liệu từ không khí nén sau khi tốc độ đạt tới 2,5 M (nghĩa là được bắn từ pháo có chiều dài 52 lần cỡ nòng).
Trước đây các thử nghiệm được tiến hành đều sử dụng động cơ phản lực nhiên liệu rắn, có nghĩa là đạn khi bắn sẽ mang theo cả nhiên liệu và cả chất oxy hóa.