Đảm bảo được các yêu cầu cần thiết để trẻ mầm non thực sự an toàn khi đến trường

GD&TĐ -  Ngày 15/2/2022 Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN có hiệu lực thi hành và được xã hội hồ hởi đón nhận.

An toàn khi đến trường, cô trò Trường MN Hải Tân, huyện Hải Hậu, Nam Định
An toàn khi đến trường, cô trò Trường MN Hải Tân, huyện Hải Hậu, Nam Định

Đề cao tác dụng truyền thông

Có con đang tuổi mẫu giáo, anh Bùi Tiến Lương, giáo viên Tin học của Trường THPT Trần Phú, Tp Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cho rằng: Điều khoản yêu cầu khai thác các nền tảng công nghệ thông tin kết nối internet để truyền thông, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục mầm non (GDMN), gia đình và cộng đồng về xây dựng môi trường giáo dục an toàn; có giải pháp kiểm soát, loại bỏ những nội dung tuyên truyền không phù hợp là hết sức cần thiết. Thời gian qua, tình trạng bạo hành trẻ mầm non được phát hiện nhiều cho thấy việc tuyên truyền, giáo dục nhận thức trong đội ngũ GV và người dân chưa cao.

Trưởng Phòng Giáo dục huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, NGƯT Vũ Thế Hưng hết sức đồng tình với Thông tư yêu cầu phải Tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ, biện pháp và kỹ năng phòng chống tai nạn, thương tích đối với trẻ em; về quyền trẻ em và những vấn đề liên quan đến pháp luật nếu để xảy ra tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em. Đặc biệt là việc tuyên truyền về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo hành, xâm hại trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non, tại gia đình và ngoài cộng đồng; tuyên truyền về số điện thoại 111 của tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em.

Bữa ăn bán trú của trẻ luôn đặt yêu cầu cao về an toàn dinh dưỡng và chất lượng
Bữa ăn bán trú của trẻ luôn đặt yêu cầu cao về an toàn dinh dưỡng và chất lượng

Không chỉ nâng cao nhận thức mà cần phải đa dạng hóa các cách thức tiếp nhận thông tin để đảm bảo trẻ ở nhà hay đến trường đều phải được an toàn, nhiều phụ huynh đồng tình với việc phải: Thiết lập các kênh thông tin như hộp thư góp ý, số điện thoại đường dây nóng và các hình thức phù hợp khác; tạo điều kiện để thu nhận thông tin về an toàn trường học hoặc tố giác tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em. Triển khai đa dạng các hình thức trao đổi thông tin với cha mẹ, người chăm sóc trẻ em về kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và kịp thời thông tin về những tiến bộ hoặc khó khăn của trẻ em tại cơ sở GDMN.

Gia đình và cộng đồng cùng chung tay

TS Nguyễn Ngọc Hiền – Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Vinh, thành viên tiểu ban Giáo dục Mầm non (GDMN), Ủy ban Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực - đặc biệt quan tâm đến việc huy động sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN.

Ông cho rằng rất cần phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng rà soát, đánh giá các tiêu chí về trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích; chủ động phối hợp khắc phục các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn; huy động sự tham gia của các đơn vị liên quan trong kiểm định chất lượng công trình, cơ sở vật chất theo quy định.

Để trẻ đến trường phải được nuôi dạy an toàn và chất lượng nhất
Để trẻ đến trường phải được nuôi dạy an toàn và chất lượng nhất

Từ tỉnh miền núi Yên Bái, nhà giáo Vũ Thế Long, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Trấn Yên, cũng hết sức đồng tình với việc giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn cho trẻ em. Đặc biệt trong đó là lồng ghép giáo dục trẻ em kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh xâm hại trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cơ sở GDMN.

Tăng cường giáo dục trẻ em về kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông qua hình thức trải nghiệm, thực hành xử trí tình huống bảo vệ bản thân phù hợp với nhu cầu, độ tuổi của trẻ em. Trang bị đồ chơi, tài liệu, học liệu giáo dục về bảo đảm an toàn dành cho trẻ em phù hợp với độ tuổi và phù hợp với văn hóa địa phương.

Chỉ ra điều khoản hết sức ý nghĩa của Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT là quy định sự phối hợp với các ban, ngành tại địa phương trong hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cơ sở GDMN thực hiện các quy định có liên quan đến công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích.

Nhiều nhà giáo dục cho rằng Thông tư đã hiện thực hóa bằng quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đó là quy định trách nhiệm của Sở GD&ĐT, của Phòng GD&ĐT, đã hết sức chi tiết và cụ thế tới từng đầu việc, điều này sẽ không chỉ giúp nâng cao hiệu quả điều hành mà còn gắn trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước để hoạt động quản lý hiệu quả hơn.

Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN là điều luôn được Bộ GD&ĐT trăn trở, chúng tôi những người làm chính sách cấp Vụ luôn ý thức điều đó. Thông tư được xây dựng hết sức bài bản, chi tiết, đảm bảo lắng nghe và phản ánh đầy đủ yêu cầu từ thực tế, quy định rõ việc cần làm của các cơ sở GDMN cũng như các cấp quản lý.
Thật mừng là Thông tư được ban hành sắp đến thời điểm có hiệu lực nhưng đã được xã hội, người dân đánh giá cao, điều này cho thấy tính thực tiễn và ý nghĩa thiết thực của Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT. Những điều khoản tại thông tư đã đảm bảo được các yêu cầu cần thiết để học sinh mầm non thực sự được an toàn khi đến trường.-  PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ GDMN, Bộ GD&ĐT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.