Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp chặn bạo lực học đường

GD&TĐ - Thảo luận tại hội trường sáng 31/5, nhiều đại biểu Quốc hội đề cập đến tình trạng bạo lực học đường và cho rằng vấn nạn này ngày càng gia tăng.

 Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định: Nâng cao trách nhiệm phòng, chống bạo lực học đường.
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định: Nâng cao trách nhiệm phòng, chống bạo lực học đường.

Tham gia phát biểu tại phiên thảo luận sáng 31/5, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định bày tỏ quan tâm tới tình trạng bạo lực học đường đang có diễn biến phức tạp hiện nay.

Đại biểu phân tích, nguyên nhân của tình trạng này là trẻ muốn nhận được nhiều sự chú ý hơn; vì vậy, môi trường giáo dục cần đáp ứng nhu cầu này của các em.

Theo đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, mỗi trẻ em đều có năng lực, năng khiếu ở một số bộ môn, lĩnh vực. Môi trường giáo dục cần tạo điều kiện để công nhận, khuyến khích năng lực cá nhân đó của mỗi trẻ em.

Ngành giáo dục cần có cơ chế để các em có cơ hội, dù là hoạt động cá nhân hay trong nhóm, được xuất hiện mỗi tháng một lần trước lớp, mỗi năm một lần trước trường để thể hiện bản thân, được hòa nhập với các bạn, thỏa mãn nhu cầu được công nhận, để các em không có xu hướng sử dụng bạo lực trong môi trường học đường.

Điều này giúp các em có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng trình bày trước đám đông mà hiện nay học sinh, sinh viên còn đang thiếu.

Đại biểu Bố Thị Xuân Linh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận.

Đại biểu Bố Thị Xuân Linh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận.

Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng, cần phân định rõ ràng, việc nào thuộc trách nhiệm của gia đình, việc nào là trách nhiệm của nhà trường đối với trẻ em. Trong môi trường học đường, các thầy cô có kỹ năng sư phạm và công bằng hơn đối với tất cả học sinh, nên cần ưu tiên dạy điều hay lẽ phải, để trẻ có suy nghĩ, lối sống, sinh hoạt hàng ngày chuẩn mực.

Cha mẹ cần tập trung chăm sóc, làm gương tốt cho con, theo dõi, nhắc nhở các con thực hiện những gì thầy cô đã dạy. Giữa nhà trường và gia đình cần có sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ để trẻ được phát triển toàn diện.

Đề cập đến bạo lực học đường, đại biểu Bố Thị Xuân Linh (đoàn Bình Thuận) cho rằng vấn nạn này và tình trạng trẻ em bị xâm hại cũng đang ngày càng tăng lên. Đại biểu đề nghị Chính phủ và các Bộ, Ngành cần có chính sách ngăn chặn.

Cùng với đó, tập trung tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ cho gia đình để cùng chung tay ngăn chặn tình hình bạo lực học đường cũng như xâm hại trẻ em.

“Đặc biệt trong tháng hành động của trẻ em hàng năm và ngay trong năm 2023, tôi đề nghị các cấp, các ngành phải có Chương trình, Kế hoạch hoạt động cụ thể và tổ chức rộng khắp, thiết thực hướng về trẻ em nhằm ngăn chặn được thực trạng trên” – đại biểu Bố Thị Xuân Linh đặt vấn đề.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.